Nhà bác Ba Hưng cách nhà tôi một đoạn đường không xa. Bác là bạn thân với ba tôi từ thuở nhỏ cũng là đồng chí hồi thời chống Mĩ. Bác Ba Hưng thân hình nhỏ, gầy, pha nét phong sương, nhưng lại rất vui tính, dễ gần. Bác sống một mình, không cĩ vợ con. Bác không thể lấy vợ, vì bác sợ “để khổ cho người ta”, “có chồng hờ hững cũng như không”, do ngày xưa trong một trận chống càn, bác đã bị trúng đạn mất khả năng làm chồng. Không bận bịu gia đình vợ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bác Ba Hưng Bác Ba Hưng TRUYỆN NGẮN CỦA DIỆP BẦN CÒNhà bác Ba Hưng cách nhà tôi một đoạn đường không xa. Bác là bạn thân với ba tôi từthuở nhỏ cũng là đồng chí hồi thời chống Mĩ.Bác Ba Hưng thân hình nhỏ, gầy, pha nét phong sương, nhưng lại rất vui tính, dễ gần.Bác sống một mình, không cĩ vợ con. Bác không thể lấy vợ, vì bác sợ “để khổ cho ngườita”, “có chồng hờ hững cũng như không”, do ngày xưa trong một trận chống càn, bác đãbị trúng đạn mất khả năng làm chồng.Không bận bịu gia đình vợ con nên những chuyện công ích ở ấp, ở xã như sửa đường,bắc cầu, bác Ba Hưng luôn xung phong làm. Có người chạc tuổi bác cắt cớ nói đùa:- Ông Hưng chuyện gì cũng giành làm hết vậy ông! Ông cũng phải chừa phần cho ngườikhác với chứ!Bác Ba Hưng cười hề hề trả lời:- Tui vốn là lính cụ Hồ mà! Học tập theo Bác là phải xung phong đâu có lùi bước trướckhó khăn chứ mấy ông!Bác Ba xem chị em tôi như con ruột của mình. Bác hay lui tới nhà đốt nhang cho ba tôivà dạy chị em tôi nhiều điều.Tôi nhớ ngày mình khăn gói lên tỉnh học, bác Ba đến gặp, vỗ vai tôi và dặn một câu:- Lên tỉnh ráng học hành thành tài nghe mậy!Câu dặn dò ngắn gọn của bác Ba mà ba năm rồi tôi không quên. Ba năm, khoảng thờigian tôi đi nhiều về ít. Lần này về nhà, tôi có dẫn thằng Tấn, bạn thân cùng lớp theo chơi.Tôi tranh thủ thời gian đến thăm bác. Đồng thời để giới thiệu bác với thằng Tấn.Chiều xuân mát mẻ, trên con lộ “nông thôn mới” được trải bê tông thẳng tắp, có vài chiếcxe môtô và xe đạp chạy long nhong. Tôi cùng thằng bạn Tấn nắm tay thằng Tí, con chịHai, dắt đi đến nhà bác Ba. Đi gần tới trước ngõ nhà bác, đã nghe tiếng kéo cắt cây cóccách cọc cạch của bác đang tỉa lại mấy chậu hoa kiểng. Mấy con chim, chìa vôi, vẹt,sáo,… đủ màu sắc trong lồng treo cạnh đó, thấy chúng tôi cũng kêu rộn rã. Bác Ba thấychúng tôi đến, bác vui vẻ:- Chiều anh em, cậu cháu đi chơi đã hen! Mầy về hồi nào vậy Nghĩa?- Dạ, con mới về hồi sáng này bác - tôi trả lời.- Ê nhỏ, hôm nay có đi học hông mậy?Thằng Tí mới 5 tuổi, đang học Mẫu giáo. Nó đứng ngắm những con chim đủ màu, bắtmắt nên quên nghe lời của bác hỏi. Tôi nhắc:- Ông hỏi hôm nay có đi học không kìa, Tí!- Dạ có - Thằng Tí trả lời. Rồi nó quay sang mấy lồng chim.- Thằng kia ở đâu mới xuất hiện ra vậy mậy? – Bác Ba hỏi thằng Tấn.- Đây là Tấn, bạn chung lớp với con. Nó theo con về đây chơi vài ngày cho biết đó bác!–Tôi nói.- Vậy hả! Tự nhiên chơi chút nghe bây. Tao đang lỡ tay!Tôi nhìn theo từng lưỡi kéo của bác Ba đang chăm chút từng nhánh hoa kiểng mà thánphục:- Vườn kiểng của bác Ba cắt tỉa, lâu lâu con về nhìn đã mắt thiệt!- Hôm nào rảnh qua đây tao chiết cho vài chậu về đặt trước nhà coi chơi mậy. Rồi tao chỉcho cách chăm sóc.Tôi thấy trong lòng lấy mừng thầm, vì tôi cũng thuộc dân mê hoa kiểng. Nhưng vì đi họchoài làm gì có thời gian đâu mà chăm sóc chúng, đành phải xem ké vườn hoa kiểng củabác Ba Hưng vậy.Thằng Tấn cũng mê kiểng, tò mò hỏi:- Chắc bác Ba thường nghiên cứu nhiều sách chơi kiểng lắm hả bác?Bác Ba cười khà khà nói:- Tao chữ hổng đầy lá mít, đọc còn không chạy chữ lấy gì tới nghiên với cứu mậy. Taohọc lóm “mấy cha” sành chơi hoa cảnh đó chớ ơ. Chơi lâu ngày rồi dần dần sanh ra kinhnghiệm, sáng kiến mầy ơi!Bác Ba ngừng kéo, đến băng ghế cây, đóng kiểu sáu chân khá kịt cọm, được đặt tựa vàogốc mít có tàn che bóng mát, trái lồng thồng như bầy heo con đeo bú vú mẹ bên hongnhà bác. Bác lấy tay phủi phủi vài chiếc lá mít vàng đang nằm trên ghế và khom xuốngthổi “phù”. Rồi bác ngồi chéo nguẫy, vảnh những ngón chân chai sạm, móng chân đóngphèn vàng khè. Bác thủng thẳng thò tay móc trong túi áo ra bịt thuốc rê, từ từ se một điếuđưa lên môi, lưỡi bác lăn điếu thuốc qua một bên mép miệng thật điệu nghệ. Sau đó, mộttay bác bật quẹt lửa, một tay che gió, mồi điếu thuốc hít một hơi khà khói cuộn tròn trongkhông khí.- Lợi ngồi chơi hai thằng bây! Học hành thế nào rồi? Nảy giờ lo lu bu mấy cây mai ChiếuThủy mà quên bặt chuyện “sự nghiệp tương lai” của tụi mầy.Tôi và Tấn đến ngồi gần bác. Tôi thưa :- Dạ con còn một năm nữa là tốt nghiệp ra trường rồi bác.- Chà! Loay hoay cũng mau quá hen! Tốt nghiệp Đại học phải hông?- Dạ!- Ráng lên nghe bây! Thế hệ của tụi bây, giờ học hành khỏe lắm đó, chớ hồi trào của taokhổ ghê lắm!Tấn chưa hiểu ý bác. Nó nói :- Thấy vậy chứ bây giờ học nhiều môn cực lắm bác Ba ơi !Bác Ba giải thích:Tao nói khỏe ở đây là trường lớp đàng hoàng, đường xá đi tới trường rất thuận tiện. Thầycô có bằng cấp chuyên môn rõ ràng. Chứ hồi đó ở nông thôn mình thầy bà có bằng cấpgì đâu. Người biết chữ trước dạy người chưa biết chữ, vậy thôi.Tôi và Tấn bối rối, vì chúng tôi đâu thể hình dung nổi cảnh học hành của cha ông ngàyxưa. Nhưng muốn hiểu, Tấn đành mạo muội hỏi bác:- Hồi đó bác học được lớp mấy?Bác Ba cười khà khà:- Tụi bây học gần bốn và sắp tốt nghiệp Đại học phải không? Tao hồi đó tốt nghiệp “Mộtrưỡi”.Câu nói đùa của bác Ba Hưng, làm Tấn thêm tò mò:- Tốt nghiệp “một rưỡi” là sao bác?- Nói chơi cho vui vậy, chứ khổ lắm bây ơi! Riêng tao thì nhỏ con, đường đi đến trườngthì khó khăn nên 13 tuổi mới được đi học lớp Một. Tao vậy chứ còn may mắn hơn mấyanh chị của tao. Mấy ổng mấy bả dốt đặc, một chữ bẻ đôi còn không biết. Mà bây nghĩcoi, chiến tranh loạn lạc, sống nay chết mai, lo ăn, lo sống còn không xong nói chi tớiviệc học, việc hành. Tao học được một năm rưỡi, một năm lớp Một và gần được nửa lớpHai là vọt đi rồi !Tấn lại ngạc nhiên hỏi :- Vọt là vọt sao hả bác ?- Vọt, tức là đi cách mạng, đi tham gia kháng chiến, chớ vọt sao mậy, thằng hỏi!Tấn lúng túng vì câu hỏi vô tình đó đối với bác. Bác Ba bùi ngùi nói tiếp:- Tao may mắn chỉ bị thương, còn ba thằng Nghĩa và mấy ông kia xui rủi phải hi sinh .Nghe đến chuyện chiến tranh mất mác, hi sinh lòng tôi chợt buồn cho cái rủi của bamình.Ngừng một lác, bác Ba lại nói :- Nói thiệt, ta ...