Danh mục

BẠC HÀ (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 214.26 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị mắt toét: Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt ((Minh Mục Kinh Nghiệm Phương). + Thanh phần trên, hóa đờm, lợi hầu, cách, trị phong nhiệt: Bạc hà, tán bột, trộn mật làm hoàn, to như hạt súng (Khiếm thực), mỗi lần ngậm 1 hoàn (Giản Tiện Đơn Phương).+ Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ: Bạc hà 1 nắm to (2030g), Tạo giáp 10 trái, (dài 1 xích 2 thốn), bỏ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẠC HÀ (Kỳ 2) BẠC HÀ (Kỳ 2) Đơn thuốc kinh nghiệm: + Trị mắt toét: Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗilần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt ((Minh Mục Kinh NghiệmPhương). + Thanh phần trên, hóa đờm, lợi hầu, cách, trị phong nhiệt: Bạc hà, tán bột,trộn mật làm hoàn, to như hạt súng (Khiếm thực), mỗi lần ngậm 1 hoàn (Giản TiệnĐơn Phương). + Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ: Bạc hà 1 nắm to (20-30g), Tạo giáp 10 trái, (dài 1 xích 2 thốn), bỏ vỏ đen, tẩm dấm, nướng cho vàng,tán bột. Lấy 200ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm, sấy khô, tán bộtlàm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn, trẻ nhỏ giảmnửa liều (Bạc Hà Hoàn - Thánh Huệ Phương). + Trị lở ngứa do phong khí: Bạc hà, Thuyền thoái. Lượng bằng nhau, mỗilần dùng 4g với rượu ấm (Vĩnh Loại Kiềm Phương). + Trị lỵ ra máu: Bạc hà, sắc uống (Phổ Tế Phương). + Trị chảy máu cam không cầm: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc Bạc hàkhô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi (Bản Sự Phương). + Trị ong chích: Bạc hà gĩa, đắp lên chỗ tổn thương (Tất Hiệu Phương). + Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hỏa độc khí nhập vào trong làm cho 2 bắpchân lở loét chảy nước: Bạc hà, vắt lấy nước bôi (Y Thuyết). + Trị tai đau: Bạc hà tươi, ép lấy nước nhỏ vào tai (Mân Trần BảnThảo). + Trị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt, biểu chứng: Bạc hà 8g, Thuyềnthoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Giải Thang -Trung dược học). + Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêmnằm không yên: Thạch cao (sống) 40g, Bạc hà diệp 20g, Tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần (Thạch Cao Bạc Hà Tán – Lâm Sàng Thường DụngTrung Dược Thủ Sách). + Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4g, Cát cánh8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (TổngPhương Lục Vị Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa: Bạc hà 4g,Ngưu bàng tử 12g, Thuyền thoái 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống thì sởi mọc ra (LâmSàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt: Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang diệp10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương). + Trị răng đau do phong hỏa: Bạc hà lá 10g, Cúc hoa 10g, Bạch chỉ 6g,Hoa tiêu 2g, Tổ ong 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo LươngPhương). + Trị ngứa ngoài da: Bạc hà 30g, Thuyền thoái 30g. Tán bột, mồi lần dùng4g, uống với nước và rượu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương). + Trị ong chích (đốt): Lá Bạc hà tươi, gĩa nát, bôi (Trung Quốc Dân GianBách Thảo Lương Phương). + Trị tai đau: Bạc hà tươi, gĩa nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai 3-5 giọt (TrungQuốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương). Hiểu sâu hơn về Bạc hà Tên khoa học: bạc hà Mentha Arvensis Lin. Họ Hoa Môi (Lamiaceae). Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễmọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu xanh lục hoặctím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá khía răngđều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành nhữngvòng nhiều hoa. Lá bắc nhỏ, hình dùi. Đài hình chuông có 5 răng đều nhau. Tràngcó ống ngắn. Phiến tràng chia làm 4 phần gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phíatrong. 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy nhẵn. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đấtcó lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu. Mùa hoa quả vào tháng 7 - 10. Phân biệt: Bạc hà có rất nhiều loại, thường trong điều trị có hai loại; (1) Bạc hà Việt Nam hay Bạc hà nam như vừa mô tả ở trên. (2) Bạc hà Âu châu hay Bạc hà cay (Mentha piperita L) đó là cây thảo sốnglâu năm, thân vuông ít hoặc không có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, mépkhía răng, cụm hoa mọc thành bóng dầy đặc ở ngọn cành. Có hai thứ: a. Metha piperita var. offcinalis forma pallescens: Thân và lá, xanh nhạt,hoa trắng mùi nhẹ b. Mentha piprita var. offcinalis forma rubescens: Thân và lá tía, hoa nâuđỏ, mùi thơm kém hơn, cây mọc khỏe hơn. Vò lá của cây Bạc hà nam có mùithơm hắc, vị cay và tê, còn vò lá Bạc hà Âu châu có mùi thơm mát, vị cay tê mát. ...

Tài liệu được xem nhiều: