Hiểu thêm về Bạch chỉ Tên khoa học: Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F. họ Apiaceae. Mô tả:Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5 m. Thân rỗng, đường kính có thể đến 2-3cm. Mặt ngoài mầu tím hồng, phía dưới nhẵn, phía trên gần cụm hoa có lông ngắn. Rễ phình thành củ dài, mọc thẳng, đôi khi phân nhánh. Lá tọt có cuống dài, phát triển thành bẹ rộng, ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần, hình lông chim. Thùy hình trứng dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa. 2 mặt lá không lông trừ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẠCH CHỈ (Kỳ 2) BẠCH CHỈ (Kỳ 2)Hiểu thêm về Bạch chỉ Tên khoa học:Angelica Dahurica Benth. Et Hook. F. họ Apiaceae. Mô tả: Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 1-1,5 m. Thân rỗng, đường kính có thểđến 2-3cm. Mặt ngoài mầu tím hồng, phía dưới nhẵn, phía trên gần cụm hoa cólông ngắn. Rễ phình thành củ dài, mọc thẳng, đôi khi phân nhánh. Lá tọt có cuốngdài, phát triển thành bẹ rộng, ôm lấy thân, phiến lá xẻ 2-3 lần, hình lông chim.Thùy hình trứng dài 2-6cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa. 2 mặt lá không lông trừđường gân ở mặt trên lá có lông tơ. Cụm hoa là 1 tán kép, mọc ở đầu cành hoặc kẽlá, có cuống chung dài 4-8cm, cuống tán dài 1cm. Hoa mầu trắng, mẫu 5. Quả bếđôi dẹt, hình bầu dục hoặc hơi tròn, dài khoảng 6mm. Rễ, thân, lá, có tinh dầuthơm. Mùa hoa quả: tháng 5-7. Phân biệt: Phân biệt với cây xuân Bạch Chỉ (Angelica anomala Lallem) cùng họ vớicây trên, đó là cây cao 2-3m. Lá 3 lần sẻ lông chim. Lá chét có cuống dài khoảng3cm. Những điểm khác đều giống loài ở trên. Mô tả dược liệu: Rễ Bạch Chỉ (Angelica dahurica Benth et Hook.) hình trụ,đầu trên hơi vuông mang vết tích của cổ rễ, đầu dưới nhỏ dần. Mặt ngoài màuvàng hay nâu nhạt có nhiều lớp nhăn dọc nhiều lỗ vỏ lồi lên nằm ngang xếp thành4 hàng dọc. Bẻ ngang cứng, mặt bẻ không sơ. Mặt cắt ngang có lớp bần mỏng, mômềm vỏ màu trắng ngà, có nhiều bột, phía ngoài xốp hoặc có nhiều điểm nhỏ màunâu (ống tiết) tầng sinh gỗ hình vuông. Gỗ chiếm trên 1/2 đường bán kính. Mùithơm hơi hắc, vị hơi cay gọi là hàng Bạch Chỉ. Rễ Bạch Chỉ (Angelica anomala Lallem) cũng hình trụ mặt ngoài màu vàngnâu hay nhạt, có lỗ vỏ lồi lên nằm ngang. Bẻ ngang cứng, mặt bẻ không sơ. Mặtngang có lớp bần mỏng, mô mềm màu vỏ trắng tro, có nhiều tính bột phía ngoài cónhiều điểm nhỏ màu nâu (ống tiết), tầng sinh gỗ hình vòng tròn, gỗ chiếm trên 1/3đường bán kính. Mùi hơi hắc, vị hơi cay gọi là Xuyên Bạch Chỉ. Thu hái, sơ chế: Lá úa vàng lúc mùa thu, đào rễ, bỏ thân và rễ con, rửa sạchđốt cho vào vại có vôi, đậy kín một tuần mới lấy ra phơi khô, có nơi phơi ngay nếumưa thì sấy trong lò sau đó thì cạo bỏ vỏ mỏng ngoài Hoặc có nơi phơi hoặc sấynhẹ đến khô, hoặc cho vào lò xông Lưu hoàng một ngày đêm cho thật chín mềm(cứ 100kg Bạch Chỉ tươi thì dùng 0,800kg Lưu hoàng) cho tới độ ẩm dưới 13% thìBạch Chỉ mới trắng, những lần sấy sau Lưu hoàng ít hơn, cứ 100kg Bạch Chỉ thìcần Lưu hoàng đốt làm 2 lần. Bào chế: + Hái Bạch chỉ về, cạo sạch vỏ, thái nhỏ, lấy Hoàng tinh (số lượng bằngnhau), cho vào nồi, đồ 1 lúc, lấy Bạch chỉ ra, phơi khô, dùng. Hoặc hái về, rửasạch, cắt ra từng khúc, trộn với vôi, phơi khô. Khi dùng cho vào thuốc thì sao qua.có thể sao cháy hoặc tẩm giấm, sao (Trung Dược Đại Từ Điển). + Rửa qua cho sạch, ủ 3 giờ cho mềm. Thái nhỏ, phơi trong râm cho khô.Không sao tẩm gì (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược – Việt Nam). Rễ củ thu hái lúc trời khô ráo, trước lúc mưa to kéo dài. Đào rễ và cắt chobằng đầu, tránh làm sây sát vỏ và gẫy rễ. Không thu hái ở cây đã kết hạt. Loại bỏrễ con, rửa nhanh sau đó sấy Lưu huỳnh rồi phơi ở nhiệt độ 40-50o (Tài NguyênCây Thuốc Việt Nam). Thành phần hóa học: + Trong Bạch chỉ chứa tinh dầu và các dẫn chất Curamin là:Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin, Isoimperatorin,Phelloterin, Xanthotoxin, Anhydro Byakangelicin (Iso Byakangelicol), NeobyakAngelicol. Ngoài ra còn có Marmezin và Scopetin (Tài Nguyên Cây Thuốc ViệtNam). + Byak-Angelicin, Byak Angelicol, Oxypeucedanin, Imperatorin,Isoimperatorin, Phelloterin, Angelic Acid, Angelicotoxin, Xanthotoxin, Marmesin,Scopolotin, Isobyakangelicol, Neobyakangelicol (Trung Dược Học). + Isoimperatorin, Alloisoimperatorin, Alloimperatorin, Oxypeucedanin,Oxypeucedanin hydrate, Byakangelicin, Byakangelicol, Neobyakangelicol,Phellopterin, Xanthotoxol, Bergapten, 5-Methoxyl-8-Hydroxypsoralen, Cnidilin,Pabulenol (Okuyama T. Chem Pharm Bull, 1990, 38 (4): 1084). + Sitosterol, Palmitic acid (Đái Phu Tiến, Hóa Tây Dược Học Tạp Chí1990, 38 (4): 1084). ...