Danh mục

BẠCH CHỈ (Kỳ 3)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.03 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tác dụng dược lý:+ Tác dụng kháng khuẩn:Trong thí nghiệm, Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các loại Shigella và Salmonella (Trung Dược Học). Bằng phương pháp khuyếch tán trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn, nước sắc và cao chiết từ Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng phế cầu (Diplococcus Pneumoniae), liên cầu (Streptococus Hemoleticus), tụ cầu vàng (Staphylococus Aureus), Bacillus Subtilis, Shigella Sonnei, Shigella Flexneri, Shigella Shiga, Shigella Dysenteriae, Enterococus, Vibrio Cholerae và Bacillus Typhi. Ngoài ra, Bạch chỉ còn có tác dụng kháng Virus (Tài Nguyên Cây Thuốc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẠCH CHỈ (Kỳ 3) BẠCH CHỈ (Kỳ 3) Tác dụng dược lý:+ Tác dụng kháng khuẩn: Trong thí nghiệm, Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các loạiShigella và Salmonella (Trung Dược Học). Bằng phương pháp khuyếch tán trên môi trường nuôi cấy vi khuẩn, nướcsắc và cao chiết từ Bạch chỉ có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng phế cầu(Diplococcus Pneumoniae), liên cầu (Streptococus Hemoleticus), tụ cầu vàng(Staphylococus Aureus), Bacillus Subtilis, Shigella Sonnei, Shigella Flexneri,Shigella Shiga, Shigella Dysenteriae, Enterococus, Vibrio Cholerae và BacillusTyphi. Ngoài ra, Bạch chỉ còn có tác dụng kháng Virus (Tài Nguyên Cây ThuốcViệt Nam). + Tác dụng giảm đau: Trên mô hình gây quặn đau bằng cách tiêm xoangbụng dung dịch Acid Acetic 6%o cho chuột nhắt trắng, Bạch chỉ với liều lượng10g/kg, có tác dụng giảm đau rõ rệt (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam). + Giảm đau: Làm giảm đau đầu do cảm cúm, đau đầu sau đẻ, đau lợi răng,đau thần kinh mặt (Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh: Với liều nhỏ Angelicotoxin cótác dụng hưng phấn trung khu vận động huyết quản, trung khu hô hấp và dây thầnkinh phế vị làm cho huyết áp tăng, mạch chậm, hơi thở kéo dài, chảy nước dăi vànôn mửa. Với liều lớn dẫn tới co giặt và tê liệt toàn thân (Hiện Đại Thực DụngTrung Dược). + Tác dụng kháng khuẩn: ức chế trực khuẩn ly, thương hàn, vi khuẩn G +(Hiện Đại Thực Dụng Trung Dược). + Kháng khuẩn lao: Đối với vi khuẩn lao ở người thuốc có tác dựng ức chếrõ rệt (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). + Dùng trong nhãn khoa: Loại Pommade làm từ Bạch chỉ có tác dụng tăngkhả năng trị liệu và tránh được loét giác mạc do bỏng ánh sáng gây ra (TrungDược Học). + Tác dụng chống viêm: Với mô hình gây viêm thực nghiệm bằng Kaolintrên chuột cống trắng, Bạch chỉ với liều lượng 10g/kg có tác dụng chống viêm.Angelicotoxin, một hoạt chất chiết từ Bạch chỉ, dùng với liều nhỏ, có tác dụngkích thích trung khu vận mạch, tủy sống, gây tăng huyết áp, mạch chậm, hô hấphưng phấn, các phản xạ được tăng cường, ngoài ra việc kích thích tiết nước bọt.Dùng với liều quá lớn gây co giật và cuối cùng dãn đến tê liệt (Tài Nguyên CâyThuốc Việt Nam). + Dùng trong tai mũi họng: Bột làm từ Bạch chỉ và Băng phiến, hít vào lỗmũi, có tác dụng trị đầu đau, răng đau, thần kinh sinh ba đau (Trung DượcHọc). + Độc tính của Angelicotoxin giống như chất Xicutoxin nhưng khôngmạnh bằng (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). Tính vị, quy kinh: + Vị cay, hơi ngọt, tính ấm (Trấn Nam Bản Thảo). + Vị cay, mùi hôi, hơi có độc (Dược Vật Đồ Khảo). + Vị cay, tính ấm, vào kinh Bàng quang (Trung Quốc Dược Học Đại TừĐiển). + Vị cay, tính ấm. Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vị cay, tính ấm, vào kinh Phế, Vị và Đại trường (Đông Dược Học ThiếtYếu). + Vào kinh Vị, Đại trường, Phế (Trân Châu Nang). + Vào kinh Phế, Tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận). + Vào kinh Can, Vị, Đại trường (Bản Thảo Kinh Giải). -Tham khảo: + ”Đương quy làm sứ cho nó, ghét Tuyền phúc hoa (Bản Thảo Kinh TậpChú). + ”Bạch chỉ ghét vị Tuyền phúc hoa - Mọi chứng lở ngứa dùng vị Bạch chỉlàm tá vì Bạch chỉ có tác dụng khu phong, hút được mủ ướt (Dược Phẩm VậngYếu). + ” Bạch chỉ và Giới bạch đều là thuốc thông khí, giảm đau, nhưng Giớibạch khí đục cho nên vào trong, chữa ngực đau, tê; Bạch chỉ khí trong cho nên đira ngoài, trị đau vùng xương lông mày - Bạch chỉ vị cay, tính ấm, nói chung dùngđể táo hàn thấp mà tán phong nhưng có khi dùng để trị chứng phong nhiệt, vì vậy,cho thêm vào thuốc thanh tiết để làm nhiệm vụ ‘Phản tá’. Đó là dựa vào ý hỏa uấtthì cho phát, kết thì cho tán (Đông Dược Học Thiết Yếu). + ” Bạch chỉ và Kinh giới đều là vị thuốc có vị cay, tính ấm, dùng để giảibiểu. Không phải chỉ có vào khí phận mà còn vào huyết phận, đều có tác dụngphát tán phong hàn, xử lý huyết, có tác dụng tiêu thủng. Nhưng Bạch chỉ vị cay,thơm, tính ôn, táo, chủ yếu vào kinh dương minh, tán hàn mạnh và có khả năngthông mũi, táo thấp, hoạt huyết, trừ mủ. Kinh giới vị cay tính ấm nhưng không táo,chủ trị Can kinh, khu phong mạnh, trị được chứng co giật, làm sáng mắt, lợi hầu(Trung Dược Lâm Sàng Giám Dụng Chỉ Mê). + ” Xưa ở Lâm Xuyên có người bị rắn độc cắn, hôn mê, cánh tay sưng tobằng đùi chân, một lát thì khắp người sưng phù, mầu đen tím bầm. May gặp mộtđạo nhân dùng bột Bạch chỉ hòa với nước mới múc lên mà đổ cho uống rồi thấytrong rốn máy động, miệng ói ra nước vàng tanh hôi ghê gớm, ít lâu sau thì tựnhiên tiêu tan. Về sau dùng bài Mạch Môn Đông Thang mà điều dưỡng nhưngcũng phải dùng bột Bạch chỉ thì xát hoài. Lại một chuyện ở Kinh sơn tự, có tu sĩ bịrắn độc cắn vào chân, sau đó vỡ ra, hôi thối, đ ...

Tài liệu được xem nhiều: