Danh mục

Bạch Mi quyền

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 409.82 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bạch Mi quyền, tên đầy đủ là Thiếu Lâm Bạch Mi quyền [1] là tên của một võ phái miền nam Trung Hoa có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến do Bạch Mi đạo nhân, tương truyền là một đệ tử của Nam Thiếu Lâm tách ra sáng lập riêng sau khi ông ta rời bỏ Phật gia đi theo Đạo gia vào đầu thời Càn Long. Trong lịch sử võ thuật Trung Hoa có nhiều người lầm lẫn võ phái Nga Mi[2] và Bạch Mi là một. Thật ra đây là hai võ phái khác nhau...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bạch Mi quyền Bạch Mi quyềnBạch Mi quyền, tên đầy đủ là Thiếu Lâm Bạch Mi quyền [1] là tên của một võphái miền nam Trung Hoa có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến do BạchMi đạo nhân, tương truyền là một đệ tử của Nam Thiếu Lâm tách ra sáng lập riêngsau khi ông ta rời bỏ Phật gia đi theo Đạo gia vào đầu thời Càn Long.Trong lịch sử võ thuật Trung Hoa có nhiều người lầm lẫn võ phái Nga Mi[2] vàBạch Mi là một. Thật ra đây là hai võ phái khác nhau và có những hệ thống kỹpháp khác nhau thậm chí không có liên quan gì về mặt lịch sử ngoại trừ chuyệnhai vị sư tổ sáng lập đều là đệ tử của Thiếu Lâm.[sửa] Truyền thuyết về Bạch Mi Đạo Nhân Bài chi tiết: Bạch Mi đạo nhânBạch Mi đạo nhân sư tổBạch Mi đạo nhân, người đã sáng tạo ra quyền thuật Bạch Mi phái, một dòng võnổi tiếng trong hệ Nam quyền của Nam Thiếu Lâm.Trong giới võ thuật ở miền Nam Trung Hoa thường truyền tụng rằng Bạch Mi ĐạoNhân được xem như là một kẻ ‘’Phản đồ” của Nam Thiếu Lâm và là người chủmưu hoặc ít nhất là có tham gia hai lần vào vụ hỏa thiêu chùa Nam Thiếu LâmToàn Châu Phúc Kiến lần thứ nhất vào năm 1723 (tức năm Ung Chính thứ 2) dovua Ung Chính và vụ hỏa thiêu chùa Nam Thiếu Lâm Toàn Châu Phúc Kiến lầnthứ hai vào năm 1763 (tức năm Càn Long thứ 28) do vua Càn Long. Câu chuyệnnày không có một nguồn tài liệu cơ sở lịch sử nào và các học giả nghiên cứu lịchsử võ thuật Trung Hoa cũng không hề ghi nhận sự kiện trên trong các ấn phẩm võthuật.Trong các tài liệu của các đại võ sư Karate ở Nhật Bản luôn nhắc chuyện chùaNam Thiếu Lâm bị quan quân nhà Thanh đốt phá và 5 vị cao đồ xuất sắc của NamThiếu Lâm sống sót và trốn chạy khỏi Phúc Kiến là: Chí Thiện thiền sư, Bạch Miđạo nhân, Ngũ Mai lão ni sư thái, Phùng Đạo Đức, và Miêu Hiển. 5 người này saunày được xem là Ngũ tổ của các dòng phái võ thuật miền Nam Trung Hoa tụcxưng là Nam quyền.Ngũ Mai sư thái quan sát cuộc chiến thư hùng giữa cáo và hạc sau đó sáng tác raVịnh Xuân quyền, bức tranh này có tên là Xà Hạc Tương Tranh :Bài chi tiết: Vịnh Xuân quyền và Ngũ MaiSau này Ngũ Mai lão ni sư thái thu nhận một nữ môn đồ tên là Nghiêm Vịnh Xuânlà con gái của Nghiêm Nhị - cũng là một danh thủ quyền thuật xuất thân từ chùaNam Thiếu Lâm, đó là nguồn gốc của Vịnh Xuân quyền tại Phật Sơn tỉnh QuảngĐông sau này.Chí Thiện thiền sư cũng có một đồ đệ tên Hồng Hy Quan trốn chạy khỏi NamThiếu Lâm Phúc Kiến, là người sau này đã truyền bá võ thuật Nam Thiếu Lâm tạiquê hương của ông cũng là Phật Sơn tỉnh Quảng Đông, và để tránh sự truy nã củanhà Thanh nên xưng danh Hồng Gia quyền.Ngoài Hồng Hy Quan, các môn đồ Nam Thiếu Lâm cũng lưu lạc rải rác khắp miềnNam Trung Hoa hình thành nên nhiều võ phái miền nam sau này, nổi lên hàng đầulà 5 nhà gọi là Ngũ Đại Danh Gia Quyền Thuật Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến gồmHồng, Lưu, Lý, Mạc, Thái.Miêu Hiển có một người con gái tên Miêu Thúy Hoa, là mẹ của Phương Thế Ngọcsau này cũng nổi danh trong Hồng Gia quyền của Hồng Hy Quan.Riêng Phùng Đạo Đức sau này cũng đứng riêng tạo lập ra một phái Nam quyềncũng rất nổi tiếng ở miền Nam Trung Hoa là Bạch Hổ phái phát triển rất mạnh ởQuảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) gọi là Bạch Hổ phái Lưỡng Quảng.Có hai nguồn tài liệu của các võ sư Karate Nhật Bản đề cập đến chùa Nam ThiếuLâm Phúc Kiến: 1. Tài liệu của các võ sư Karate ở Okinawa nói rằng chùa Nam Thiếu Lâm được xây vào đầu thời nhà Nam Tống do chùa Thiếu Lâm Tung Sơn ở Hà Nam bị quan quân của triều nhà Nguyên (Mông Cổ) phóng hỏa đốt. Sau đó, vua quan triều nhà Nam Tống do dời đô về Nam Kinh nên muốn xây lại chùa Thiếu Lâm ở Phúc Kiến y hệt chùa Thiếu Lâm ở Hà Nam. Trên thực tế chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam chỉ có bị phóng hỏa một lần duy nhất bởi quân đội của thuộc hạ của Tưởng Giới Thạch dưới thời Trung Hoa Dân Quốc mà thôi [3]. 2. Tài liệu của các võ sư Karate ở Nhật Bản thì cho rằng chùa Thiếu Lâm Tung Sơn ở Hà Nam bị quân đội nhà Thanh đốt khi tiến vào Trung nguyên nên sau này Chí Thiện Thiền Sư phải xây chùa Thiếu Lâm thứ hai tại tỉnh Phúc Kiến.Cả hai thuyết trên của các võ sư Karate đều không chính xác và không có cơ sởlịch sử. Trên thực tế chỉ có chùa Nam Thiếu Lâm ở Phúc Kiến là bị nhà Thanh tấncông nhiều lần rồi phóng hỏa thiêu hủy.Đến năm 1992, dưới sự chỉ đạo của giới lãnh đạo chính quyền thành phố PhúcKiến và đông đảo các thành phần báo giới cùng quần chúng tham gia, chùa NamThiếu Lâm ở Phúc Kiến đã được xây dựng lại theo nguyên bản cách đây hơn 400năm rất đẹp để làm di tích lịch sử văn hóa thu hút du khách nước ngoài. Hiện nayở Trung Quốc chỉ còn hai ngôi chùa Thiếu Lâm, một chùa Thiếu Lâm nguyên thủyở Tung Sơn Hà Nam, tuy bị đốt vào năm 1928 (tức năm Trung Hoa Dân Quốc thứ17) bởi thuộc hạ của Tưởng Giới Thạch tên là Thạch Hữu Tam truy sát viên tướngtạo phản Phàn Chung Tú đang lẩn trốn trong Tung Sơn Thiếu Lâm Tự, nhưng vẫncòn to lớn uy nghi cho đến nay, và chùa Nam Thiếu Lâm ở thành phố Phủ Điền(hay Bồ Điền) giữa thành phố Phúc Châu và thành phố Toàn Châu thuộc tỉnh PhúcKiến vừa được xây dựng và trùng tu lại sau năm 1992 đến tháng 9 năm 2001 mớihoàn thành.[sửa] Nguồn gốc Bạch Mi pháiTrong các dòng phái Bạch Mi quyền sau này đều có chung điểm thống nhất vềnguồn gốc của Bạch Mi phái và Bạch Mi sư tổ, không ai rõ họ tên của ngài ra sao,người ta chỉ biết rằng đó là một vị chân nhân có đôi lông mày dài màu trắng nênđược gọi là Bạch Mi Đạo Nhân và ẩn cư tại núi Nga Mi tỉnh Tứ Xuyên.Bạch Mi Đạo Nhân thật ra là một môn đồ của Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam.Tuy nhiên, nếu để ý quan sát ta sẽ thấy Hồng Gia quyền, Bạch Mi quyền, và VịnhXuân quyền đúng là có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến vì 3 hệ quyềnnày đều có những thủ pháp như Tầm kiều, Tiêu chỉ, Tiêu quán chưởng, Trầm kiều,Triệt kiều, Toản kiều, Phiên kiều, Cổn kiều, Lẫy kiều, Tỏa kiều, ... là những chiêuthức thủ pháp trong hệ thống Kiều thủ (Kiều pháp) d ù rằng Bạch Mi Đạo Nhângốc là môn đồ ...

Tài liệu được xem nhiều: