Những người già nhất còn sống ở làng Vú Cát đều nói, khi họ là đứa con nít, nghịch cát lấm lem đã nhìn thấy ông Sào lừng lững ở làng rồi. Người làng lại bình, ông Sào không phải cao mà dài, ông dài đến hai mét phẩy mười tám phân. Ông là một tay uống rượu khét tiếng, dai dẳng và thuỷ chung nhất ở làng Vú Cát. Hàng ngày, trông ông khênh khang bước, nhìn cũng chẳng khác mấy một chai rượu đang di chuyển, hơn nữa do cái đầu của ông tóp lại, kéo thuổn lên,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bạch Sa Mộvietmessenger.com Nguyễn Quang Vinh Bạch Sa MộNhững người già nhất còn sống ở làng Vú Cát đều nói, khi họ là đứa con nít, nghịch cát lấmlem đã nhìn thấy ông Sào lừng lững ở làng rồi. Người làng lại bình, ông Sào không phải caomà dài, ông dài đến hai mét phẩy mười tám phân. Ông là một tay uống rượu khét tiếng, daidẳng và thuỷ chung nhất ở làng Vú Cát. Hàng ngày, trông ông khênh khang bước, nhìncũng chẳng khác mấy một chai rượu đang di chuyển, hơn nữa do cái đầu của ông tóp lại,kéo thuổn lên, trọc lóc, hệt cái nút chai. Cũng có kẻ tò mò hỏi tuổi ông, ông cầm tay dắt rasau hồi nhà, chỉ vào đống xác chai lăn lóc, rỗng thóp, gọn lỏn: Ta đã có ngần này xác chairồi. Suy ra mới hay, cứ tết đến, năm nào cũng như năm nào, vào đúng đêm ba mươi, ônguống cạn chai rượu cuối cùng trong năm, thả xác chai ra hồi nhà, coi như thêm một tuổi.Đấy là nói chuyện ngày xửa ngày xưa, còn lâu lắm, ông không nhớ tuổi, đơn giản là xácchai rượu ông thả sau vườn vào đêm ba mươi tết đã chất thành đống, không đếm xuể. ÔngSào rất được người làng Vú Cát tôn kính. Ông Sào không nấu rượu. Ngày ngày, nhà nàynhà kia ới ông sang, nhờ ông nếm rượu cho họ, định giá bán cho họ. Nếm chừng mươi nhàthì ông say, chúi vào chân vú cát ngủ một thôi, tỉnh, lại lê chân đi nếm tiếp, khi nào ông cũngtất bật, chếnh choáng, đắm mê trong rượu. Thời chống Pháp ông Sào đã từng được ViệtMinh cấp giấy khen về thành tích nhử Tây uống rượu say cho du kích bắt.Có một đận, dân làng Vú Cát buồn như có tang. Chính quyền cấm bán rượu. Có thể đượcnấu, được uống thoả thuê trong nhà nhưng nếu ai đưa rượu ra chợ bán, rượu đó là rượulậu, tịch thu, phạt nặng, ai chống thì bắt, xử tù, ngang với tội phá hoại. Một ngàn hai trămtám mươi tư lò rượu trong làng đột ngột tắt lửa. Đây là lần đầu tiên từ thuở khai thiên lập đất,làng không nấu rượu. Cả làng chết lặng trong sự im ắng hoang tàn, sự im ắng nghĩa địa.Ông Sào nằm lì trong góc nhà, buồn đến độ chẳng màng uống rượu. Nửa đêm ông ra khỏinhà. Ông đến, thì thầm với từng hộ, nhắn nhe từng hộ, lào thào, to nhỏ... Rùng rục cả làngnổi lửa. Hương rượu đánh thức mọi người. Rượu xô tiếng cười ào ạt, rổn rảng khắp làng.Làng cháy rực xênh xang bởi mấy trăm lò rượu đồng loạt nổi lửa. Ông Sào đi từ đầu làngđến cuối làng, ưng ý.Mờ sáng, đã thấy người làng xách rượu đến nhà ông. Không thể nấu rượu nhiều như trước,mỗi nhà gửi tạm ông vài chai. Ông tỉ mẩn bó hàng chục chai rượu vào quanh người, khoácbên ngoài bộ quần áo rộng thùng thình, xốc xốc mấy nhịp làm chắc, rồi bước ra khỏi làng,nhằm về phố chợ. Hoá ra người ta cấm bán rượu nhưng không cấm uống, không cấm say.Gặp ông vào, lũ sâu rượu xô tới, đè ngửa ông ra đất, giật chai nào trả tiền chai đó, không còkè thêm bớt, tăng giá cũng mặc, miễn là có rượu uống. Mỗi ngày ông ra chợ năm bận báo,vèo vèo. Hễ gặp bạn hàng, ông lại chìa ống chân, vén quần, chai rượu lòi ra ngoài, hể hảcười, tiền trao rượu đưa, mặn mua mặn bán, dập dìu sau một ngày cũng ối rượu, ối tiền.Ông giúp người làng, không tính công, cũng là cốt làm sao cho lò rượu của làng đừng tắt.Thuế vụ không tha. Một lần ông sa vào tay họ. Họ dẫn ông về trụ ở để kiểm kê số chai rượulén lút giấu trong người, nếu ít thì phạt, nhiều thì bắt giam, ông biết vậy. Trên đường về trụsở thuế, ông vừa đi vừa vén ống quần, lôi từng chai rượu đưa lên miệng uống hết. Tới nơi,vật chứng không còn, người ta đành tha. Ông lết được về làng, ngả người ngay chân đồi vúcát, say gục hai ngày, nhưng lòng vui phơi phới.Chuyện này về ông Sào mới đáng kể:Đấy là vào thời kỳ làng Vú Cát ngập chìm trong bom rơi đạn nổ của máy bay Mỹ. Không aihiểu vì lý do gì mà làng của họ lại thường xuyên bị máy bay đánh phá đến thế. Nơi nàykhông có kho tàng, cơ sở quân sự cũng không, thậm chí cũng không là nơi đông người.Làng mảnh dài bên động cát, hiền như mặt người đang ngủ, cớ sao lại thành toạ độ củamáy bay? Làng ấm ức lắm, mới phát động tham gia dân quân du kích bắn máy bay Mỹ, giàtrẻ lớn bé xung phong ngót mấy trăm. Ngoài đại đội dân quân chính quy, làng tập trung mộtđội lão dân quân. Nài nỉ mỏi mồm, ông Sào mới được vào đơn vị các cụ. Ngày ngày, khẩuđội 12 ly 7 của các cụ chiếm ngự đỉnh cao Vú Cát, mắt dõi trời xanh, khi máy bay tới némbom nhất loạt nổ súng. Có một ngày chẳng hiểu thế nào, hàng chục tốp máy bay xổ bomxuống đỉnh vú cát. Trung đội lão dân quân thương vong gần hết, số còn lại cũng bị sức ép,mất sức chiến đấu. Còn mình ông Sào chưa hề hấn gì. Một tốp máy bay ụp bom xuống làng,sau khi nhả bom, ba chiếc vọt lên, lia đít về vú cát. Ông Sào một mình một súng bóp cò. Ôngkéo hết một băng đạn, đau nhức răng. Bùng lên trên trời cao một ngọn lửa lớn bám chặt lấychiếc máy bay. Cả làng hét to cho ông Sào biết máy bay đã cháy. Ông cười ha hả. Ông dốccả chai rượu vào người, chếnh choáng chạy về làng, rơi vào tiếng hoan hô vang trời dậy đất.Ông không giành thành tích một mình, ông chia đều cho các cụ cùng h ...