Danh mục

BẠCH TRUẬT (Kỳ 2)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 234.34 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hiểu thêm về Bạch truật Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz [Atractylis ovata Thunb. Atractylodes ovata D.C.. Atratylis macrocephala (Koidz) Kand, Mazz.] Họ Leguminnosae.Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Thân thẳng, cao 0,30 0,80m, đơn độc hoặc phân nhánh ở bộ phận trên, phần dưới thân hóa gỗ. Lá mọc cách, dai. Lá ở phần dưới của thân có cuống dài, phần trên có cuống ngắn, gốc lá rộng, bọc lấy thân. Phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, thùy giữa rất lớn, hình trứng tròn, hai đầu nhọn, hai thùy...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẠCH TRUẬT (Kỳ 2) BẠCH TRUẬT (Kỳ 2) Hiểu thêm về Bạch truật Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz [Atractylis ovata Thunb. Atractylodesovata D.C.. Atratylis macrocephala (Koidz) Kand, Mazz.] Họ Leguminnosae. Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm, có thân rễ to, mọc dưới đất. Thân thẳng, cao 0,30 -0,80m, đơn độc hoặc phân nhánh ở bộ phận trên, phần dưới thân hóa gỗ. Lá mọccách, dai. Lá ở phần dưới của thân có cuống dài, phần trên có cuống ngắn, gốc lárộng, bọc lấy thân. Phiến lá xẻ sâu thành 3 thùy, thùy giữa rất lớn, hình trứng tròn,hai đầu nhọn, hai thùy bên nhỏ hơn, hình trứng mũi mác, phần gốc không đốixứng. Các lá ở gần ngọn thân có phiến nguyên, hình thuôn hoặc hình trứng mũimác, mép có răng cưa. Đầu lớn, phần dưới có một lá bắc hình lá xẻ sâu, hình lôngchim. Tổng bao hình chuông, có lá bắc mỏng xếp thành 7 hàng. Lá bắc dưới nhỏhình trứng tam giác, to dần ở phía trên. Hoa nhiều. Tràng hình ống, phần dưới màutrắng, phần trên màu đỏ tím, xẻ làm 5 thùy hình mũi mác, xoắn ra ngoài. 5 nhị hànliền nhau (có nhị bị thoái hóa) chỉ nhị hình sợi dẹp. Bầu thôn mặt ngoài có lôngnhung, màu nâu nhạt, đoạn trên có lông hình lông chim. Vòi hình chỉ màu tím nhạtđầu nhị xẻ thành 2 thùy nông hình đầu, mặt ngoài có lông ngắn. Quảø bế, thuôn,dẹp, màu xám. Thu hái, sơ chế: Từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11 (tiết Sương giáng đếnLập đông) là thời vụ thu hoạch. Thu hoạch quá sớm, cây chưa gìa, củ còn non, tỷlệ khô thấp, hoa nhiều; thu hoạch quá nhiều thì chồi mới mọc lên, tiêu hao mấtnhiều dinh dưỡng của củ. Khi thấy thân cây từ màu xanh chuyển thành màu vàngvà nâu lá ở phần ngọn cây trở nên cứng, dễ bẻ gãy là đúng lúc thu hoạch. Lúc thuhoạch, chọn ngày nắng ráo, đất khô, nhổ từng cây nhẹ nhàng. Sau khi nhổ, lấy daocất bỏ thân cây đem củ về chế biến. Rửa sạch phơi khô cắt bỏ rễ con gọi là “Hồngtruật” hay “Bạch truật”, nếu để nguyên hoặc xắt mỏng phơi khô thì gọi là “Sinh sáitruật” hay “Đông truật”. Phần dùng làm thuốc: Dùng thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột màu trắng ngà, củ rắn chắccó nhiều dầu là tốt. Mô tả dược liệu: Thân rễ phơi khô Bạch truật hình dài khắp nơi có dạng khối lồi chồng chấthoặc rễ con dạng chuỗi liền cong queo không đều, dài khoảng 3-9cm, thô khoảng1,5-7cm đến hơn 3cm, bên ngoài màu nâu đất hoặc xám nâu, phần trên có góc tàncủa thân, phần dưới phình lớn nhiều vết nhăn dọc nối dài, và vân rãnh chất cứngdòn, mặt cắt ngang màu vàng trắng hoặc nâu nhạt không bằng phẳng thường cónhững lõ nhỏ rỗng có mùi thơm mạnh. Loại củ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, giữatrắng ngà là tốt. Còn thứ gọi là Ư truật, Cống truật là thứ truật tốt hơn. Không nênnhằm lẫn với nam Bạch truật (Gynura sinensis). Địa lý: Bạch truật nguyên sản ở Trung quốc, chủ yếu trồng ở huyện Thừa, Đôngdương. Ư thế (Xương hóa), Tiên cư (Triết giang), Dư huyện, Ninh quốc (An huy),ngoài ra ở Thông thành. Lợi xuyên (Hồ bắc), Bình giang (Hồ nam), Tu thủy, Đôngcố (Giang tây), tỉnh Phúc kiến, Tứ xuyên đều có trồng. Bạch truật hiện đã di thựctruyền vào Việt Nam. Bào chế: Bạch truật + Theo Trung Dược Đại Tự Điển: 1) Thái rửa sạch, ngâm nước 4 giờ, ủ kín 12 giờ (hay có thể đồ khoảng 4giờ) cho mềm, thái hay bào mỏng, phơi khô (để dùng sống) hay tẩm bột Hoàng thổrồi mới phơi khô sao vàng, hoặc tẩm nước gạo đặc sao vàng. Có khi chỉ cần tháimỏng, sao cháy. 2) Theo kỹ thuật chế biến của Trung Quốc hiện nay có hai phương pháp:Sấy khô và Phơi khô. Thành phẩm của phương pháp sấy khô gọi là Bạch truật sấy,của phương pháp sau gọi là Bạch truật phơi. Ư truật là một loại củ phơi khô. a) Phơi khô: Đem củ tươi rủ sạch đất cát, cắt bỏ cây lá, đem phơi 15-20ngày, đến lúc khô kiệt thì thôi nếu gặp phải trời mưa thì nên rải ra chỗ râm mát,thoáng gió, không nên dồn đống hoặc đóng vào sọt... nếu không củ dễ thối mốc. b) Sấy khô: Đem củ đã đào về chọn lọc kỹ, đưa lên gìan sấy khô. Lò sấythông thường mỗi lần có thể sấy được 250 củ tươi. Lúc bắt đầu sấy cần to lửa vàđều, về sau khi vỏ củ đã nóng thì lửa nên nhỏ dần, sấy khô 5-6 giờ đảo trên xuốngdưới, dưới lên trên, để củ có thể khô đều, sau đó lại sấy 6 giờ, đến lúc củ khô được50% đem cắt, rửa củ cho dẹp, cắt bỏ rễ phụ, phân chia loại to nhỏ, củ to bỏ xuốngdưới, nhỏ bỏ trên, để được khô đều. Sấy vậy 8-12 giờ lúc củ khô độ 70-80% đemvào sọt ủ 10-15 ngày, chờ cho nước trong giữa củ ngấm thấm ra ngoài, vỏ ngoàimềm ra, lúc này có thể sấy lại lần cuối cũng thời gian độ 24 giờ. Các nơi ở tỉnh Hồnam, Hồ bắc sau khi sấy khô, lại đổ củ vào rổ sát cho vỏ bong sạch. Nói chung cứ3, 5 kg củ tươi, sau khi sấy khô có thể thu được 1 kg củ khô. . Chải, rửa sạch, ủ kín cho đến mềm, thái hoặc bào mỏng 1-2 ly, phơi khô(Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). . Sau khi bào, phơi tái, tẩm nước Hoàng thổ ( thường dùng) hoặc tẩm mậtsao vàng (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). . Sau khi thái mỏng, sao cháy (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). Bảo quản: Dễ bị mốc mọt, thường phơi sấy. Nếu thấy mốc thì phơi sấyngay. Nếu phải sấy diêm sinh thì không nên sấy lâu vì sẽ bị chua. Cách dùng: Muốn có tác dụng táo thấp thì dùng sống, bổ Tỳ thì tẩm Hoàngthổ sao, cầm máu, ấm trung tiêu thì sao cháy, bổ Tỳ nhuận Phế thì tẩm mật sao. ...

Tài liệu được xem nhiều: