Tính vị: Vị đắng, tính ấm (Bản kinh). Vị cay, không độc (Danh Y Biệt Lục). Vị ngọt, cay, không độc (Dược tính luận). +Vị ngọt đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị đắng, ngọt, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển )Quy Kinh: - Vào kinh Tỳ và Vị (Trung Dược Đại Từ Điển). - Vào kinh thủ thái dương (Tiểu trường), thủ thiếu âm (Tâm), túc dương minh (Vị), túc thái âm (tỳ), túc thiếu âm (Thận), túc quyết âm (Can) [Thang Dịch Bản Thảo]. - Vào kinh Tỳ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BẠCH TRUẬT (Kỳ 4) BẠCH TRUẬT (Kỳ 4) Tính vị:+ Vị đắng, tính ấm (Bản kinh).+ Vị cay, không độc (Danh Y Biệt Lục). + Vị ngọt, cay, không độc (Dược tính luận). +Vị ngọt đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị đắng, ngọt, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển ) Quy Kinh: - Vào kinh Tỳ và Vị (Trung Dược Đại Từ Điển). - Vào kinh thủ thái dương (Tiểu trường), thủ thiếu âm (Tâm), túc dươngminh (Vị), túc thái âm (tỳ), túc thiếu âm (Thận), túc quyết âm (Can) [Thang DịchBản Thảo]. - Vào kinh Tỳ và Vị (Trung Hoa Cộng Hòa Nhân Dân Quốc Dược Điển). Tham khảo: + Hàn khí bất túc thì tay chân lạnh đầy bụng, sườn kêu, dương khí khôngthông thì sinh ra thủy lãnh, âm khí không thông thì sinh ra nhức trong xương, nếudương trước đã thông thì ghét lạnh, âm trước đã thông thì tê không thông. Aâmdương tương đắc thì khí đó lưu hành, khí chuyển vận được thì tán được khí ấy.Thực chứng thì trung tiện, hư có đái són gọi là “khí phận” phải dùng bài này làmchủ, uống nghe cảm giác trong ngực mềm là tan ra (Kim Quỹ Ngọc Hàm Phương). +“Bạch truật vị đắng mà ngọt vừa táo thấp, thực Tỳ vừa làm ấm Tỳ, sinhtân, tính rất ấm, uống vào thì kiện thực tiêu cốc, là vị thuốc số một để bổ Tỳ”(Bản Thảo Hội Ngôn). + “ Bạch truật ngọt, ấm, được khí đất xung hòa, là vị thuốc đệ nhất bổ TỳVị. Bài tán (dương) Bạch truật có câu: Vị quý hơn kim tương, mùi thơm hơnngọc dịch, bên ngoài chống trăm thứ tà, bên trong bổ 6 phủ. Xét các loài thảo mộcthì không vị nào có ích cho cơ thể nhanh chóng bằng Bạch truật. Mỗi khi gặpchứng bạo bệnh đại hư, trung khí muốn thoát, dùng vị thuốc thơm tho xung hóanày để giữ lại trung khí thì rất hay, công năng không ngang với Nhân sâm là vì nóhơi thiên về tính táo, uống lâu thì bị thiên thắng, mất thăng bằng . Thử nghĩ xem 2thang Lý Trung và Truật Phụ của cổ nhân đều dùng Bạch truật làm quân và nhữngphương để bổ hư cứu tuyệt thì nhất định phải dùng Bạch truật làm Tá, nghĩa làphải dùng làm sao cho đúng” (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Người ta ăn uống tiêu hóa là nhờ ở tỳ chuyển vận, nếu tỳ khí kém thì sứcchuyển vận không mạnh, chất nước đình trệ lại sinh thấp bệnh. Phàm những chứngđầy, tả, thủy, vàng da đều thuộc về khí thấp cả. Khí thấp ở ngoài cảm vào cũngthường sinh những chứng ấy. Bạch truật chữa thấp mà cốt có chất bổ tỳ, nên bệnhgì mà tỳ khí kém thì dùng mới đúng (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển). + “ Lãn Ông dậy: “Tề gian trúc khí, cấm dụng Bạch truật, sát nhân “ (khí ởrốn kết lại, đấm lên bùng bùng, cấm không được cho uống Bạch truật, nếu chouống Bạch truật sẽ giết người ta. Tại sao? Vì Bạch truật là chất cứng khô (cươngtáo), Tỳ âm đã khô, uống Bạch truật vào nó sẽ khô thêm. Tuy nhiên Người lại dậy:Bệnh kết hơi ở rốn do Tỳ âm khô, nếu muốn uống Bạch truật, phải nhiều Bạchtruật, phải nấu Bạch truật thành keo mới uống được . Vì Truật đã nấu thành keo làTruật đã có dầu, không khô cứng nữa. Tỳ đang bị khô, được dầu Truật dẫn vào làêm dịu ngay, vì Truật là Tỳ dược” (Định Ninh Tôi Học Mạch). + “ Sách ‘Bản Thảo Kinh ‘ và ‘Biệt Lục’ đều gọi là Truật chứ không phânbiệt Thương và Bạch, sách bản thảo về sau này mới chia ra làm 2 loại: mầu trắnggọi là Bạch truật, mầu đỏ gọi là Thương truật. Lại còn gọi thứ Bạch truật thu háivề mùa đông là Đông truật còn loại mọc hoang là Ư truật.” (Đông Dược Học ThiếtYếu). + Bạch truật thiên về kiện tỳ, Thương truật thiên về táo thấp (Lâm SàngThường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Thuốc có tính ôn táo nên dùng thận trọng đối với bệnh nhân âm hư nộinhiệt. Trường hợp có triệu chứng khí trệ như ngực bụng đầy tức nếu dùng Bạchtruật nên thêm thuốc hành khí như Trần bì, Mộc hương, Sa nhân (Lâm SàngThường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + So với Thương truật thì Thương truật tính vị cay táo nhiều mà ít có tácdụng bổ, còn Bạch truật vị ngọt đắng, tính ôn, hơi cay nên tác dụng bổ nhiều hơntán, dùng kiện tỳ tốt (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Viên Kim Truật, công thức phối hợp giữa Bạch truật và Nghệ đã đượcứng dụng trong điều trị bệnh loét dạ dày – tá tràng với những kết quả sau: . Trên đa số bệnh nhân, viên Kim Truật có tác dụng làm giảm khá nhanhcác cơn đau, người bệnh thấy dễ chịu. Ngoài tác dụng làm giảm đau, người bệnhthấy hết chướng và đầy, hết cảm giác nóng rát vùng thượng vị và ăn được. Tất cảcác triệu chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu lỏng, ợ chua, ợ hơi đều khỏi. . Trên hình ảnh chụp X quang, khó phân biệt sự khác nhau giữa các vết loétđang phát triển và các vết loét đã lành sẹo. . Độ toan dịch vị có hạ, chủ yếu là độ acid tự do. . Chức năng gan vẫn bình thường. Đa số bệnh nhân tăng thể trọng. Phân biệt: Tại Trung quốc mỗi nơi trồng một loài khác nhau, có thể chialàm 2 loài dưới đây: (1) Dã ư truật (Bạch truật mọc dạ ...