Thông tin tài liệu:
Khi viết bài về bất cứ một ngành nào, nhà báo cũng gặp phải những trở ngại về kiến thức chuyên môn hay thuật ngữ. Nhưng độc giả có lẽ còn khó khăn gấp bội khi gặp phải trong bài viết những cụm từ mà họ lần đầu biết tới. Có cách nào để giải quyết những khó khăn đó hay không?
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài 1: Để tin kinh tế không khó hiểu Bài 1: Để tin kinh tế không khó hiểuKhi viết bài về bất cứ một ngành nào, nhà báo cũng gặp phải những trở ngạivề kiến thức chuyên môn hay thuật ngữ. Nhưng độc giả có lẽ còn khó khăngấp bội khi gặp phải trong bài viết những cụm từ mà họ lần đầu biết tới. Cócách nào để giải quyết những khó khăn đó hay không?Cẩn trọng với các thuật ngữ kinh tếCó một thực tế là nhiều phóng viên thường hay sử dụng những biệt ngữ phức tạpcủa các nhà kinh tế, nhân viên ngân hàng và quan chức chính quyền, thay chongôn ngữ đơn giản mà mọi người dùng trong giao tiếp hàng ngày. Các nhà kinh tếsử dụng biệt ngữ bởi họ hiểu ý nhau. Nhưng đối với một độc giả bình thường, biệtngữ vừa khó hiểu lại vừa nhàm chán.Những ngôn ngữ như vậy rất hay xuất hiện trên báo vì nhắc lại lời của các quanchức, các nhà kinh tế hoặc thông cáo báo chí dễ hơn là chuyển sang ngôn ngữthông thường. Một lý do khác là đôi khi các phóng viên thích khoe với độc giả vàcứ nghĩ rằng biệt ngữ là một dấu hiệu chứng tỏ họ học rộng, biết nhiều và thôngminh.Song, nhiều khi bản thân các nhà báo cũng chẳng hiểu rõ những biệt ngữ đó vàthấy rằng cách an toàn nhất là cứ “bệ” nguyên xi chứ không nên có bất kỳ thay đổinào. Mặc dù rất khó dịch biệt ngữ kinh tế sang ngôn ngữ thông thường nhưng cácphóng viên nên cố gắng tối đa để làm điều đó. Mục tiêu là dùng ngôn ngữ đơngiản cho tài liệu phức tạp. Lý tưởng nhất là sử dụng những từ bình thường thaycho những từ “đao to búa lớn”, ít chữ bao giờ cũng hay hơn nhiều lời.Đơn giản hóa quá mức và bóp méo là điều hết sức nguy hiểm khi dịch biệt ngữkinh tế sang ngôn ngữ thông thường. Nhưng nói chung vẫn có thể làm được bằngcách dừng lại và suy nghĩ một chút xem biệt ngữ đó thực sự mang nghĩa gì. Nếucó thể, hay đề nghị diễn giả tóm tắt những điều họ vừa nói bằng ngôn ngữ thôngdụng hàng ngày, tức là buộc chính diễn giả dịch thay mình.Giới quan chức hay sử dụng biệt ngữ vì nói điều gì đó một cách đơn giản thì bị coilà quá thẳng, không ý tứ. Ngoài ra, nên tránh lạm dụng chữ viết tắt khó hiểu khi đềcập đến các tổ chức hay các chương trình.Khi không thể bỏ các biệt ngữ kinh tế thì tốt nhất là hãy định nghĩa và giải thíchnó. Một số thuật ngữ kinh tế mang ý nghĩa chuyên ngành đặc biệt tới mức né tránhchỉ càng gây khó hiểu chứ không làm cho nó sáng sủa hơn. Nhưng định nghĩa súctích và khách quan không phải là chuyện đơn giản. Đó là lý do tại sao các phóngviên hoặc tờ báo của họ nên lập trước một danh mục các định nghĩa - mà ngườiMỹ gọi là danh mục “ngôn ngữ công thức” - sau đó có thể dễ dàng sử dụng trongbài báo khi đề cập đến thuật ngữ. Lập một danh sách như vậy không thể ngày mộtngày hai mà phải được bổ sung dần dần.Xử lý các con sốTrong các tin kinh tế thường có rất nhiều con số. Các con số quan trọng mang lạisức mạnh và sự chính xác cho một bài báo, nhưng phóng viên nên bỏ những consố không thật sự có ý nghĩa đối với bài báo. Nguyên liệu cho bài báo kinh tếthường là những con số thống kê nhưng hầu hết độc giả thấy những con số này“khô không khốc” và khó hấp thu nổi. Một bài báo với đầy những con số sẽ hếtsức buồn tẻ và khó hiểu.Đoạn dưới đây thuộc bài Hàng tiêu dùng đội giá theo thuế trên báo VnExpress làmột ví dụ về việc sử dụng nhiều con số gây rắc rối: “Đây được coi là đợt tăng giákép, nghĩa là giá được tăng tới 2 lần do thuế VAT, đối với linh kiện phụ tùng xequay về ngưỡng cũ 10% so với mức 5% từ 1/1/2010. Bên cạnh đó, phí trước bạcũng điều chỉnh lên gấp đôi, tức 10% -12%, thay vì mức 5% - 6% như trước31/12/2009. Trong đó, Toyota tăng bình quân 20 - 61 triệu đồng một xe. HãngFord cũng niêm yết giá bán mới cao hơn trước 4,7% - 6,1%...”Nhồi nhét quá nhiều con số ngay phần đầu của bài báo thì chẳng khác nào làmnhụt chí hầu hết độc giả, khiến họ chẳng còn hứng thú đọc tiếp. Nhưng tại saonhiều phóng viên thường chất đầy bài báo của họ bằng những con số thống kê?Một lý do là họ muốn chứng tỏ với độc giả rằng họ đã phải vất vả thế nào để thuthập được những số liệu đó. Và họ muốn đưa tất cả các con số vào bài viết.Cần sử dụng các số liệu một cách có lựa chọn, nếu không chúng sẽ l àm cho độcgiả “ong đầu”. Độc giả bình thường không cần tất cả các con số đó, còn cácchuyên gia thì lại biết cả rồi. Có một bài báo nói về việc sản lượng nông nghiệpcủa một quốc gia bị giảm ra sao trong khi chính phủ cố gắng giảm l ượng lươngthực nhập khẩu. Đoạn giữa bài báo như sau: “Sản lượng ngô là 694.000 tấn trongnăm 1983, 1,05 triệu tấn vào năm 1984, 1,01 triệu tấn vào năm 1985 và 1,3 triệutấn vào năm 1986. Trong năm 1987, con số này giảm xuống còn 1,2 triệu tấn, tứcgiảm 10% so với sản lượng của năm trước. Đối với kê cũng vậy. Sản lượng năm1983 là 2,7 triệu tấn, năm 1984 là 3,3 triệu tấn, năm 1985 là 3,6 triệu tấn, năm1986 là 4,1 triệu tấn và năm 1987 là 3,9 triệu tấn, giảm 5%...”Và cứ thế với 3 loại nữa là lúa miến, củ mài và lúa. Tuy danh mục với đầy đủ cáccon số thống kê này hỗ trợ cho quan ...