Thông tin tài liệu:
Ở Trung Hoa, chữ ngư 漁 (con cá) phát âm giống chữ dư 輿 (dư thừa). Do vậy hình ảnh con cá biểu tượng cho sự trù phú, thường vẽ thành hình một đứa bé cầm con cá với nghĩa “Phú, hữu dư” (giàu, có dư)[1]. Ở An Nam không thể có lối chơi chữ này vì chữ “cá” và chữ “dư” không trùng âm. Nhưng có thể do ảnh hưởng Trung Hoa mà vào lễ tết Trung thu người Hà Nội hay mua con cá làm bằng giấy dầu cho trẻ em chơi. Tập tục này không thấy ở...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài 12: HỌA TIẾT HÌNH THÚ – CON CÁ
Bài 12: HỌA TIẾT HÌNH THÚ –
CON CÁ
Ở Trung Hoa, chữ ngư 漁 (con cá) phát âm giống chữ dư 輿 (dư thừa). Do vậy hình
ảnh con cá biểu tượng cho sự trù phú, thường vẽ thành hình một đứa bé cầm con cá
với nghĩa “Phú, hữu dư” (giàu, có dư)[1].
Ở An Nam không thể có lối chơi chữ này vì chữ “cá” và chữ “dư” không trùng âm.
Nhưng có thể do ảnh hưởng Trung Hoa mà vào lễ tết Trung thu người Hà Nội hay
mua con cá làm bằng giấy dầu cho trẻ em chơi. Tập tục này không thấy ở Huế và
vùng phụ cận, nhưng vào ngày đầu năm người ta lại hay mua hình con cá làm bằng
giấy màu treo ở trước bàn thờ tổ tiên gay đâu đó trong nhà để cầu may.
Ở Bắc Kỳ trong các đền chùa thảy đều thấy hình con cá ở các gờ mái như loại trang
trí dấu nhấn. Tôi nghe nói rằng đó là biểu tượng “cá hóa rồng”, đuôi của cá được
cách điệu hình cuộn thanh thoát và trang nhã. Ở Huế hiếm thấy họa tiết này ở đền
chùa, chỉ thấy ở dinh phủ: khi thì nguyên hình con cá thật tự nhiên (hình CCIV),
khi thì được cách điệu giống như ở Bắc Kỳ (hình CCV). Có một số món bằng gốm
tráng men có vẽ hình cá hình như từ Trung Hoa mang sang (hình CCIII).
Con cá làm thành hình miệng máng xối có nét tự nhiên vì được hiểu nước là một
yếu tố sống còn của cá (hình CCII). Trang trí ở giá đỡ chậu rữa mặt cũng theo
nghĩa này (hình CCI), nhưng truyền thống An Nam thích chạm hình đầu phụng hay
rồng mềm mại và tinh tế hơn.
Cá ngoài biểu tượng cho sự giàu sang như đã nói, nó còn là biểu tượng cho sự đăng
khoa của nho sĩ: cá hóa rồng. Đó là tích Long Môn Điểm Ngạch 龍門點額 của
Trung Hoa, nghĩa là chúc thi đậu. Con cá đó người An Nam gọi là con cá gáy[2], nó
vượt long môn thành rồng. Chính vì vậy ở mặt tiền Quốc Tử Giám Huế có khắc
hình tượng con cá đang hóa thành rồng.
Cá còn được trang trí thành cái mõ (hình CC) nhưng hiếm thấy ở Huế (xem thêm
hình CXXXI, CXXXII).
Các tư liệu trên đều do bạn Đức Chính dịch và cung cấp cho blog và diễn đàn .
Thay mặt bạn đọc xin chân thành cảm ơn bạn Đức Chính .