Danh mục

Bài 3: NHẬN THỨC LUẬN KHOA HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA CON NGƯỜI (3 TIẾT)

Số trang: 4      Loại file: doc      Dung lượng: 47.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuyết hoài nghi và thuyết bất khả tri: hoài nghi hoặc phủ nhận khả năng nhận thức đúng đắn của con người về thế giới. Chủ nghĩa duy tâm khách quan: thừa nhận nhận thức là quá trình biện chứng nhưng đó là quá trình “ tự nhận thức” của “ý niệm tuyệt đối”. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: không thừa nhận sự vật tồn tại khách quan, ngoài cảm giác của con người. Nhận thức là quá trình tự sản sinh ra tri thức bởi chủ thể....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài 3: NHẬN THỨC LUẬN KHOA HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA CON NGƯỜI (3 TIẾT) Bài 3: NHẬN THỨC LUẬN KHOA HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA CON NGƯỜI.(3 TIẾT) I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC 1. Những quan điểm khác nhau - Thuyết hoài nghi và thuyết bất khả tri: hoài nghi hoặc phủ nhận khả năng nhận thức đúng đắn của con người về thế giới. Bất khả tri cho ràng con người chỉ nhận thức được các hiện tượng, mà không nhận thức được bản chất của thế giới. Xuất phát từ chỗ phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất nên: - Chủ nghĩa duy tâm khách quan: thừa nhận nhận thức là quá trình biện chứng nhưng đó là quá trình “ tự nhận thức” của “ý niệm tuyệt đối”(Heghen). Phủ nhận cả khả năng nhận thức lẫn đối tượng nhận thức. Sự hồi tưởng, tưởng nhớ lại những gì mà linh hồn đã lãng quên trong quá khứ (Phlaton) - Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: không thừa nhận sự vật tồn tại khách quan, ngoài cảm giác của con người. Nhận thức là quá trình tự sản sinh ra tri thức bởi chủ thể. - Chủ nghĩa duy vật trước Mác: thừa nhận thế giới tồn tại khách quan và khả năng nhận thức của con người về thế giới. Nhưng không xem nhận thức là quá trình biện chứng, mà chỉ là quá trình phản ánh giản đơn, có tính chất máy móc, siêu hình. 2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin Bản chất của nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người. Nhưng đó không phải là sự phản ánh đơn giản, thụ động, mà là sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể. - Cơ chế của nhận thức là sự tương tác giữa chủ thể và khách thể nhận thức. - Chủ thể nhận thức là con người. - Khách thể nhận thức là hiện thực khách quan nằm trong phạm vi hoạt động của con người. - Nhận thức là sự phản ánh của chủ thể trước khách thể. Sự phản ánh mang tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Tính tích cực, sáng tạo của nhận thức thể hiện ở: + Phản ánh vào hiện thực làm cho hiện thực bộc lộ những thuộc tính và thông qua những thuộc tính đó con người nhận thức được bản chất của hiện thực, nhằm chi phối cải tạo chúng vì mục đích của con người. + Nhận thức không dừng lại ở cái bề ngoài, hiện tượng mà đi vào cái bản chất, bên trong của sự vật. + Nhận thức là quá trình hoạt động năng động, phủ định, kế thừa những hình thức thông tin đã biến đổi và tiến bộ theo lịch sử. + Nhận thức không chỉ phản ánh những cái đang tồn tại mà mà kể cả những cái đã diễn ra trong quá khứ và sẽ diễn ra trong tương lai. II. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ VỚI NHẬN THỨC 1. Phạm trù thực tiễn Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải tạo thế giới. Bao gồm ba hình thức hoạt động cơ bản: sản xuất vật chất, chính trị - xã hội và quan sát thực nghiệm khoa học. Trong đó, hoạt động sản xuất của vật chất là cơ bản nhất. 2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức - Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức: mọi nhận thức của con người, xét đến cùng đều có nguồn gốc từ thực tiễn. - Thực tiễn là động lực và mục đích của nhận thức: thực tiễn thường xuyên vận động, phát triển nên nó luôn luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, phương hướng mới cho nhận thức. - Thực tiễn là tiêu chuẩn chân lý: chân lý là những tri thức của con người phù hợp với hiện thực khách quan, đã được thực tiễn kiểm nghiệm. III. HAI GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC 1. Trực quan sinh động(nhận thức cảm tính): giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan bằng các giác quan. Bao gồm: cảm giác, tri giác và biểu tượng. - Cảm giác là hình thức đầu tiên của phản ánh hiện thực, là kết quả sự tác động của sự vật vào giác quan con người, phản ánh những mặt những thuộc tính riêng lẻ của sự vật. - Tri giác là sự tổng hợp nhiều thuộc tinh khác nhau của sự vật do cảm giác đem lại, phản ánh đối tượng trong tính toàn vẹn trực tiếp. - Biểu tượng là hình ảnh về sự vật được tái hiện trong đầu một cách khái quát, khi không còn tri giác trực tiếp sự vật. Đặc điểm chung: phản ánh trực tiếp, phong phú sinh động; phản ánh bề ngoài sự vật. 2. Tư duy trừu tượng(nhận thức lý tính): giai đoạn cao của quá trình nhận thức, dựa trên cơ sở tài liệu do trực quan sinh động đem lại, nhận thức được bản chất, quy luật của sự vật, từ đó chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực. Bao gồm: khái niệm, phán đoán và suy lý. - Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng. Nó phản ánh cái chung, bản chất, tất yếu của sự vật. - Đặc điểm: + Khái niệm hình thành trên cơ sở những tài liệu cảm tính, trải qua quá trình phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… + Khái niệm có tính biện chứng, luôn vận động phát triển và ngày càng hoàn thiện. + Khái niệm được diễn đạt bằng ngôn ngữ là từ. - Phán đoán hình thành dựa trên sự liên kết, vận dụng những khái niệm đã có, nhằm khẳng định hay phủ định một hay nhiều thuộc tính sự vật. - Đặc điểm: + Phán đoán cũng hông ngừng vận đông, phát triển, gắn liền với quá trình phát triển của thực tiễn, nhận thức. + Hình thức để biểu đạt quy luật khách quan của sự vật, hiện tượng, dưới dạng một ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: