Bài 34: Ôn tập và kiễm tra học kỳ 1 (TT) - Giáo án Khoa học 4 - GV: N.T.Sỹ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài 34: Ôn tập và kiễm tra học kỳ 1 (TT) - Giáo án Khoa học 4 - GV:N.T.SỹGIÁO ÁN KHOA HỌC 4 ÔN TẬP CUỐI HKI Con người và sức khỏeBài 1/4: Con người cần gì để sống? Điền từ còn thiếu vào chỗ trống Con người không thể sống thiếu ô xi quá ………phút, không thể nhịn uống nước………, cũng không thể nhịn ăn ……… ngày.Bài 2/6: Trao đổi chất ở người. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống CƠ THỂ NGƯỜIBài 4 – 5/10: Vai trò các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Điền từ thích hợpvào chỗ trống. - Chất bột đường: Chất bột đường cung cấp ……………….. cần thiết cho mọi hoạt động và duy trì……………..của cơ thể - Chất đạm: Chất đạm giúp xây dựng và đổi mới cơ thể: tạo ra những tế bào mới làm cơ thể lớn lên, thay thế những tế bào bị…………… trong hoạt động sống của con người. - Chất béo: Chất béo rất giàu năng lượng và giúp…………….. các vitamin A, D, E, K.Bài 7/17: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. Điền từ thích hợp vàochỗ trống. Không có một loại thức ăn nào có thể…………….. đủ các chất cần thiết chohoạt động sống của cơ thể. Tất cả những chất mà………….. cần đều phải lấytừ nhiều nguồn thức ăn………….Để có sứckhỏe………, chúng ta phải ăn phốihợp nhiều ………thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.Bài 12/26: Phòng một só bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. Điền từ thích hợpvào chỗ trống. - Thiếu chất đạm: bị ………………………….. - Thiếu vitamin A: mắt nhìn kém (bệnh quáng gà), có thể dẫn đến mù lòa. - Thiếu i – ốt: cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, dễ bị bướu cổ - Thiếu vitamin D: bị …………………………Bài 13/ 28: Phòng bệnh béo phì Nguyên nhân bệnh béo phì: - Ăn nhiều, hoạt động ít => mỡ trong cơ thể bị tích tụ ngày càng nhiều. - Người béo phí có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao,… Biện pháp phòng tránh. - Ăn uống hợp lí, ăn điều độ, ăn chậm, nhai kĩ. - Năng vận động cơ thể, đi bộ và tập luyện thể dục thể thao.Vật chất và năng lượngBài 20/ 42: Nước có những tính chất: - Là một chất lỏng trong suốt. - Không màu, không mùi, không vị. - Không có hình dạng nhất định. - Nước chảy từ trên cao xuống và lan ra khắp mọi phía. - Thấm qua một số vật và hòa tan một số chất.Bài 21/44: Ba thể của nướcNước tồn tại ở thể lỏng, thể khí (hơi) và thể rắn. Nước ở thể lỏng và thể khíkhông có hình dạng nhất định. Nước ở thể rắn (nước đá) có hình dạng nhấtđịnh.Hoàn thành SƠ ĐỒ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC.Bài 22/46: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? - Nước từ sông, suối, ao, hồ, biển,…dưới sự tác động của nhiệt, nước bay hơi. Hơi nước bay lên cao, gặp KK lạnh ngưng tụ tạo thành những hạt nước rất nhỏ, tạo nên các đám mây. - Các đám mây tiếp tục bay lên cao, càng gặp KK lạnh, càng nhiều hạt nước nhỏ đọng lại hợp thành các giọt nước lớn và rơi xuống tạo thành mưa.Bài 24/50: Nước cần cho sự sống (Vai trò của nước) - Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể sinh vật. Mất từ 10 – 20% nước trong cơ thể, sinh vật sẽ chết. - Nước giúp hấp thụ được những chất dinh dưỡng hòa tan và tọa thành các chất cần cho sự sống của sinh vật. - Nước giúp cơ thể thải ra các chất thừa, chất độc hại. - Nước là môi trường sống của nhiều loài động vật và thực vật. - Ngoài ra, nước còn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, vui chơi giải trí. Ngành trồng trọt sử dụng nhiều nước nhất.Bài 25/ 52: Nước bị ô nhiễm Nước bị ô nhiễm: - Là nước có một trong các dấu hiệu sau đây: - Có chất bẩn, có mùi hôi, có chứa các vi sinh vật gây bệnh nhiều quá mức cho phép. chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe. Nước sạch: - Là nước trong suốt. - Không màu, không mùi, không vị. - Không chứa các vi sinh vật. - Không chứa các chất hòa tan có hại cho sức khỏe.Bài 26/54: Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm: Một số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm: - Xả rác, phân, nước thải bừa bãi; vỡ ống nước, lũ lụt,… - Sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy chưa qua xử lí,… - Khói bụi và khí thải từ nhà máy, xe cộ,…làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước mưa. - Vỡ đường ống dẫn dầu, tràn dầu,…làm ô nhiễm nước biển. Hậu quả khi nước bị ô nhiễm: - Nguồn nước bị ô nhiễm là nơi các loại vi sinh vật sinh sống, phát triển và lan truyền các loại bệnh dịch như tả, lị, thương hàn, bại liệt, tiêu chảy, viêm gan, mắt hột,…Bài 29/60: Không khí có những tính chất gì? - Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không có hình dạng nhất định. - Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo án Khoa học 4 Bài 34 Ôn tập và kiễm tra học kỳ 1 Thành phần của không khí Vòng tuần hoàn của nước Giáo án điện tử Khoa học 4 Giáo án điện tử lớp 4 Giáo án điện tửGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 18: Phố cổ Hội An (Sách Chân trời sáng tạo)
7 trang 314 0 0 -
Giáo án Tin học lớp 8 bài 16: Tin học với nghề nghiệp
3 trang 273 0 0 -
Giáo án Tin học lớp 4 - Bài 12: Làm quen với Scratch (Sách Chân trời sáng tạo)
5 trang 258 0 0 -
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 7: Đền Hùng và Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (Sách Chân trời sáng tạo)
5 trang 255 2 0 -
Giáo án Tin học lớp 8 bài 5: Sử dụng bảng tính giải quyết bài toán thực tế
5 trang 244 0 0 -
Giáo án Tin học lớp 4 - Bài 13: Tạo chương trình máy tính để kể chuyện (Sách Chân trời sáng tạo)
5 trang 238 0 0 -
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 28: Phòng tránh đuối nước (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 228 1 0 -
Giáo án Đạo đức lớp 4 - Bài 2: Em biết ơn người lao động (Sách Chân trời sáng tạo)
16 trang 224 0 0 -
Giáo án Lịch sử và Địa lí lớp 4 - Bài 13: Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Sách Chân trời sáng tạo)
6 trang 211 1 0 -
Giáo án Tin học lớp 8 bài 11: Sử dụng bản mẫu, tạo bài trình chiếu
3 trang 211 0 0