Danh mục

Bài chỉ dẫn Python

Số trang: 122      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.72 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(BQ) Tài liệu "Bài chỉ dẫn Python" hướng dẫn sử dụng trình thông dịch Python, giới thiệu sơ về Python, bàn thêm về luồng điều khiển, cấu trúc dữ liệu, giới thiệu sơ về bộ thư viện chuẩn,... Đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuyên ngành Công nghệ thông tin, mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài chỉ dẫn PythonBài chỉ dẫn Python http://www.vithon.org/tutorial/2.5/tut.html Bài chỉ dẫn Python Bài chỉ dẫn Python Guido van Rossum Python Software Foundation Thư điện tử: docs@python.org Fred L. Drake, Jr., biên tập viên do Nguyễn Thành Nam, Lê Hồng Việt và Lương Trọng Đức của nhóm Python cho người Việt dịch Phiên bản 2.5 Ngày 19, tháng 09, năm 2006 Phiên bản 2.5, tài liệu được cập nhật ngày 19, tháng 09, năm 2006. Xem Về tài liệu này... về cách đề nghị thay đổi.1 of 1 08/31/2011 03:19 PMLời tựa http://www.vithon.org/tutorial/2.5/node1.html Bài chỉ dẫn Python Lời tựa Bản quyền © 2001-2006 Python Software Foundation. Giữ toàn quyền. Bản quyền © 2000 BeOpen.com. Giữ toàn quyền. Bản quyền © 1995-2000 Corporation for National Research Initiatives. Giữ toàn quyền. Bản quyền © 1991-1995 Stichting Mathematisch Centrum. Giữ toàn quyền. Xem phần cuối của tài liệu này về toàn bộ thông tin quyền hạn và giấy phép. Tóm tắt: Python là một ngôn ngữ dễ học, và mạnh mẽ. Nó có những cấu trúc dữ liệu cấp cao hiệu quả và hướng lập trình đối tượng đơn giản. Cú pháp tao nhã và kiểu dữ liệu động của Python, cùng với bản chất thông dịch biến nó thành một ngôn ngữ bậc nhất để viết kịch bản (scripting) và phát triển ứng dụng nhanh trong nhiều lĩnh vực và trên hầu hết mọi hệ thống. Trình thông dịch Python và bộ thư viện chuẩn đầy đủ được cung cấp miễn phí ở dạng nguồn hoặc nhị phân cho mọi hệ thống chính từ trang chủ Python, http://www.python.org/, và có thể được phát tán tùy thích. Trang chủ đó cũng phân phối và liên kết nhiều mô-đun Python khác, các chương trình và công cụ, cũng như các tài liệu thêm. Trình thông dịch Python có thể được mở rộng dễ dàng với những chức năng và kiểu dữ liệu được viết trong C hoặc C++ (hoặc ngôn ngữ nào đó có thể gọi được từ C). Python cũng phù hợp dùng làm ngôn ngữ mở rộng cho các ứng dụng mà người dùng có thể cải biến. Bài chỉ dẫn này giới thiệu với người đọc bằng một cách dễ hiểu những khái niệm cơ bản và các tính năng của ngôn ngữ và hệ thống Python. Để tận dụng tốt nhất chỉ dẫn này, bạn nên có trình thông dịch Python sẵn sàng để thực tập. Nhưng bạn cũng không nhất thiết cần đến nó để đọc tài liệu này vì mọi ví dụ đều ngắn và dễ hiểu cả. Để tìm hiểu thêm về các mô-đun và đối tượng chuẩn, xem qua tài liệu Tham khảo thư viện Python . Sổ tay tham khảo Python chứa định nghĩa ngôn ngữ chính quy hơn. Để viết các phần mở rộng bằng C hoặc C++, bạn nên đọc Mở rộng và Nhúng trình thông dịch Python và Tham khảo API cho Python/C. Và cũng có nhiều sách khác nói sâu hơn về Python. Bài chỉ dẫn này không nhằm vào việc nói về mọi tính năng, hoặc thậm chí là1 of 2 08/31/2011 03:24 PMLời tựa http://www.vithon.org/tutorial/2.5/node1.html mọi tính năng hay dùng. Thay vào đó, nó giới thiệu nhiều chức năng đáng lưu ý của Python và đem lại cho bạn một cách nhìn về kiểu cách và hương vị của ngôn ngữ này. Sau khi đọc xong, bạn sẽ có thể đọc và viết các mô-đun và chương trình Python, và bạn sẽ sẵn sàng tìm hiểu tiếp về những mô-đun Python khác được nhắc đến trong Tham khảo thư viện Python. Phiên bản 2.5, tài liệu được cập nhật ngày 19, tháng 09, năm 2006. Xem Về tài liệu này... về cách đề nghị thay đổi.2 of 2 08/31/2011 03:24 PMMục lục http://www.vithon.org/tutorial/2.5/node2.html Bài chỉ dẫn Python Mục lục 1. Khai vị 2. Sử dụng trình thông dịch Python 2.1 Chạy trình thông dịch 2.1.1 Truyền thông số 2.1.2 Chế độ tương tác 2.2 Trình thông dịch và môi trường của nó 2.2.1 Xử lý lỗi 2.2.2 Các kịch bản Python khả thi 2.2.3 Bảng mã mã nguồn 2.2.4 Tập tin khởi tạo tương tác 3. Giới thiệu sơ về Python 3.1 Dùng Python như là máy tính 3.1.1 Số 3.1.2 Chuỗi 3.1.3 Chuỗi Unicode 3.1.4 Danh sách 3.2 Những bước đầu lập trình 4. Bàn thêm về luồng điều khiển 4.1 Câu lệnh if 4.2 Câu lệnh for 4.3 Hàm range() 4.4 Câu lệnh break và continue, và vế else của vòng lặp 4.5 Câu lệnh pass 4.6 Định nghĩa hàm 4.7 Bàn thêm về định nghĩa hàm 4.7.1 Giá trị thông số mặc định 4.7.2 Thông số từ khóa 4.7.3 Danh sách thông số bất kỳ 4.7.4 Tháo danh sách thông số 4.7.5 Dạng lambda 4.7.6 Chuỗ ...

Tài liệu được xem nhiều: