Danh mục

Bài giảng An toàn lao động: Chương 3.2 - GV. Bùi Kiến Tín

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 592.33 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 3.2 "An toàn lao động trong xây dựng" thuộc bài giảng An toàn lao động giới thiệu đến các bạn những kiến thức về an toàn điện trong xây dựng như: Nguyên nhân gây tai nạn, tác dụng dòng điện lên cơ thể con người, biện pháp đề phòng tại nạn điện,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng An toàn lao động: Chương 3.2 - GV. Bùi Kiến Tín CHƯƠNG 3 AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG GV: Bùi Kiến Tín 3.2. AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG 3.2.1. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN - Tiếp xúc va chạm vào các bộ phận mạng điện: Dây dẫn trần, mối nối dây hở, các thiết bị, cầu dao, cầu chảy không được bao bọc, che đậy… sử dụng không đúng điện áp, khi sửa chữa lắp đặt đã cắt nguồn nhưng người khác không biết đóng điện bất ngờ do không có biển báo, biển cấm. 3.2.1. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN - Tiếp xúc với bộ phận kim loại của thiết bị do bị mát điện, do chất cách điện bị hư hỏng, không nối đất hoặc nối không bảo vệ hoặc có nhưng không bảo đảm yêu cầu. 3.2.1. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN - Do điện áp bước: Người đi vào vùng có dòng điện rò vào đất. 3.2.1. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN - Do bị phóng điện hồ quang: ở môi trường bình thường khoảng cách phóng điện là 30 KV/cm như vậy ở cấp điện áp 35 KV ta đưa tay cách dây dẫn khoảng 1 cm thì sẽ bị phóng điện – cháy tay. 3.2.1. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN - Khi sửa chữa không cắt điện, không có phương tiện bảo vệ. 3.2.1. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN - Không nắm vững phương pháp cấp cứu tai nạn điện. 3.2.2. TÁC DỤNG DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI Một trong những yếu tố chính gây tai nạn cho người là dòng điện và nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: * Điện trở của người 3.2.2. TÁC DỤNG DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI * Trị số dòng điện giật 3.2.2. TÁC DỤNG DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI * Thời gian dòng điện đi qua - Thời gian tác dụng càng lâu, điện trở người càng bị giảm xuống vì lớp da bị nóng dần lên, lớp sừng trên da bị chọc thủng ngày càng tăng. 3.2.2. TÁC DỤNG DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI * Đường đi của dòng điện 3.2.3 TÁC HẠI CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI 3.2. ATLĐ TRONG CÔNG TÁC ĐIỆN CÔNG TRƯỜNG 3.2.3 TÁC HẠI CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI - Tác động sinh học: Dòng điện gây tác động kích thích các tế bào làm co giật các cơ bắp, đặc biệt là các cơ tim và phổi. Có thể làm ngưng sự hoạt động của tim phổi. Nếu dòng điện qua não sẽ phá hủy trực tiếp hệ thần kinh trung ương. 3.2.3 TÁC HẠI CỦA DÒNG ĐIỆN LÊN CƠ THỂ CON NGƯỜI - Tác động về nhiệt: Khi cơ thể va chạm vào các bộ phận mang điện, ngay ở chỗ tiếp xúc dòng điện có thể gây bỏng, cháy, còn với điện cao áp, ngay cả khi chưa tiếp xúc, khi người đến quá gần bộ phận có điện cao áp có thể bị bỏng cháy do phóng điện hồ quang. 3.2.4. BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG TẠI NẠN ĐIỆN * Đề phòng tiếp xúc va chạm vào các bộ phân mang điện - Các thiết bị điện, đường dây phải bảo đảm cách điện tốt, không để xuất hiện dòng điện rò. - Không được đặt dây điện, dây cáp trên mặt đất, sàn nhà. Phải dặt trên các giá, cọc đỡ cao để tránh cho người và phương tiện qua lại không dẫm lên nguy hiểm về điện. - Sử dụng điện áp an toàn. Ở những nơi nguy hiểm về điện phải sử dụng điện áp nhỏ để nếu người có va chạm phải thì dòng điện qua người cũng nhỏ, hạn chế được mức nguy hiểm. - Đề phòng đóng điện bất ngờ. Tại các nguồn cấp điện như cầu dao, trạm đóng cắt, ổ cắm điện phải có biển báo, biển cấm. Ví dụ : “cấm đóng điện, có người đang làm việc” 3.2.4. BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG TẠI NẠN ĐIỆN * Đề phòng tai nạn khi chạm vào các bộ phận của thiết bị lúc bình thường không có điện nhưng dòng điện có thể xuất hiện bất ngờ do chạm vỏ hoặc sự cố khác. - Nối đất bảo vệ: - Nối không bảo vệ: 3.2.4. BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG TẠI NẠN ĐIỆN * Cắt điện bảo vệ 3.2.4. BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG TẠI NẠN ĐIỆN * Đề phòng tai nạn điện do điện áp bước - Khi có dây điện đứt, một đầu dây rơi xuống đất, ruộng, ao v.v... , mọi người phải đi tránh xa, không được đến gần chỗ có đó (dù không biết điện đã cắt hay chưa). - Khi thực hiện nối đất cho các thiết bị điện có điện áp trên 1000V, tại nơi chôn bộ phận nối đất sẽ có dòng điện đi vào đất qua bộ phận nối đất. Người đi vào vùng này sẽ bị điện áp bước, cho nên xung quanh bộ phận nối đất này phải được rào ngăn lại. - Thực hiện san bằng điện thế, tức là dùng nhiều cọc nối đất được nối với nhau bằng thanh dẫn với mục đích làm giảm nhỏ điện áp bước ở gần mỗi cọc nối đất. 3.2.4. BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG TẠI NẠN ĐIỆN * Đề phòng bị phóng điện hồ quang: Để đề phòng bị phóng điện hồ quang, khi làm việc ở gần hoặc đi lại dưới đường dây tải điện cao áp phải tuân theo khoảng cách an toàn theo phương ngang và phương đứng. Khoảng cách an toàn tối thiểu đến dây tải điện cao áp thể hiện tại bảng.

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: