Danh mục

Bài giảng An toàn lao động: Chương 5 - ThS. Nguyễn Huy Vững

Số trang: 60      Loại file: pdf      Dung lượng: 788.11 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "An toàn lao động: Chương 5 - Kỹ thuật an toàn khi đào đất đá và làm việc trên giàn giáo" cung cấp cho sinh viên các nội dung kiến thức về: Phân tích nguyên nhân gây chấn thương khi đào đất đá và hố sâu; các biện pháp đề phòng chấn thương khi đào hố, hào sâu; giàn giáo và nguyên nhân chấn thương khi làm việc trên cao;... Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng An toàn lao động: Chương 5 - ThS. Nguyễn Huy Vững CHƯƠNG V: KỸ THUẬT AN TOÀN KHI ĐÀO ĐẤT ĐÁ VÀ LÀM VIỆC TRÊN GIÀN GIÁO Bài 1. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY CHẤN THƯƠNG KHI ĐÀO ĐẤT ĐÁ VÀ HỐ SÂU I. Nguyên nhân gây ra tai nạn: Trong xây dựng cơ bản, thi công đất đá là một loại công việc thường có khối lượng lớn, tốn nhiều công sức và cũng thường xảy ra chấn thương. Các trường hợp chấn thương, tai nạn xảy ra khi thi công chủ yếu là khi đào hào, hố sâu và khai thác đá mỏ.ThS. Nguyễn Huy Vững 10/15/2024 159 Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn:  Sụp đổ đất khi đào hào, hố sâu:  Đào hào, hố với thành đứng có chiều rộng vượt quá giới hạn cho phép đối với đất đã biết mà không có gia cố.  Đào hố với mái dốc không đủ ổn định.  Gia cố chống đỡ thành hào, hố không đúng kỹ thuật, không đảm bảo ổn định.  Vi phạm các nguyên tắc an toàn tháo dỡ hệ chống đỡ.ThS. Nguyễn Huy Vững 10/15/2024 160  Đất đá lăn rơi từ trên bờ xuống hố hoặc đá lăn theo vách núi xuống người làm việc ở dưới.  Người ngã: Khi làm việc mái dốc quá đứng không đeo dây an toàn. Nhảy qua hào, hố rộng hoặc leo trèo khi lên xuống hố sâu. Đi lại ngang tắt trên sườn núi đồi không theo đường quy định hoặc không có biện pháp đảm bảo an toàn.ThS. Nguyễn Huy Vững 10/15/2024 161  Theo dõi không đầy đủ về trình trạng an toàn của hố đào khi nhìn không thấy rõ lúc tối trời, sương mù và ban đêm.  Bị nhiễm bởi khí độc xuất hiện bất ngờ ở các hào, hố sâu.  Bị chấn thương do sức ép hoặc đất đá văng vào người khi thi công nổ mìn.  Việc đánh giá không hoàn toàn đầy đủ về khảo sát, thăm dò và thiết kế .ThS. Nguyễn Huy Vững 10/15/2024 162 II. Phân tích nguyên nhân làm sụt lỡ mái dốc: Để loại trừ các nguyên nhân làm sụt lở đất đá khi đào móng, đào hố sâu, kênh mương, thì việc thiết kế quy trình công nghệ hoặc sơ đồ thi công cần phải xét các yếu tố sau: Đặc trưng cụ thể của đất. Độ sâu, chiều rộng của khối đào và thời hạn thi công. Sự dao động của mực nước ngầm và nhiệt độ của đất trong suốt thời kỳ thi công khối đào. Hệ thống đường ngầm có sẵn và vị trí phân bố của chúng. Điều kiện thi công.ThS. Nguyễn Huy Vững 10/15/2024 163 Bài 2. CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG CHẤN THƯƠNG KHI ĐÀO HỐ, HÀO SÂU I. Đảm bảo sự ổn định của hố đào: 1. Khi đào với thành đứng: Khi đào hố móng, đường hào không có mái dốc cần phải xác định đến một độ sâu mà trong điều kiện đã cho có thể đào với thành vách thẳng đứng không có gia cố.ThS. Nguyễn Huy Vững 10/15/2024 164 a. Xác định theo quy phạm: Đối với đất có độ ẩm tự nhiên, kết cấu không bị phá hoại và khi không có nước ngầm chỉ cho phép đào thành thẳng đứng mà không cần gia cố với chiều sâu hạn chế do quy phạm quy định như sau: Đất cát và sỏi: không quá 1m. Đất á cát: không quá 1.25m. Đất á sét và sét: không quá 1.5m. Đất cứng (dùng xà beng, cuốc chim): không quá 2m.ThS. Nguyễn Huy Vững 10/15/2024 165 b. Xác định theo công thức: Chiều sâu gới hạn khi đào hố, hào thành đứng có thể xác định theo công thức của Xôkôlôpski: 2c  cos  H gh  (5.2)  (1  sin  ) Trong đó: Hgh: độ sâu giới hạn của thành đứng hố đào (m). c, , : lực dính, góc ma sát trong và dung trọng của đất (t/m2, độ, t/m3).ThS. Nguyễn Huy Vững 10/15/2024 166 Khi xác định độ sâu giới hạn của hố móng hoặc đường hào với thành thẳng đứng nên đưa hệ số tin cậy >1, thường lấy bằng 1.25: H gh H ch  (5.3) 1.25 Khi đào hào, hố sâu hơn chiều sâu cực hạn thì phải gia cố thành hố hoặc đào thành dật cấp.ThS. Nguyễn Huy Vững 10/15/2024 167 2. Khi đào hào, hố có m ...

Tài liệu được xem nhiều: