Thông tin tài liệu:
Bài giảng cung cấp các kiến thức giúp người học có thể thuộc và biết ứng dụng trong lâm sàng phân loại y pháp các thương tích cơ bản, có ý thức chẩn đoán cơ chế hình thành thương tích khi thăm khám người bệnh bị thương, xử lý về chuyên môn y học song song với xử lý về pháp lý khi khám chữa bệnh cho người bị thương,... Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bài 4: Thương tích trong y pháp BÀI 4 THƯƠNG TÍCH TRONG Y PHÁPMỤC TIÊU 1. Thuộc và biết ứng dụng trong lâm sàng phân loại y pháp các thương tích cơ bản . 2. Có ý thức chẩn đoán cơ chế hình thành thương tích khi thăm khám người bệnh bị thương. 3. Xử lý về chuyên môn y học song song với xử lý về pháp lý khi khám chữa bệnh cho người bị thương. 4. Thực hiện đúng thủ tục và thực hành viết đúng Giấy chứng nhận thương tích.1. ĐẠI CƯƠNG1.1. Định nghĩa: Thương tích với nghĩa rộng nhất bao gồm mọi tổn thương do cáctác nhân bên ngoài tác động vào cơ thể và sự phản ứng của cơ thể đối lại nhữngtác động đó. Kết quả của quá trình này để lại những dấu tích, di chứng có ý nghĩanhư những chứng cứ y học khách quan. Với sự phát triển của xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con ngườikhông chỉ đối diện với thiên nhiên nguyên sơ mà ngày càng phải chịu đựng nhữngtác nhân tiêu cực ngày càng phức tạp đòi hỏi người thầy thuốc phải có những kiếnthức, năng lực xử lý cập nhật. Thương tích trong y pháp liên quan rộng rãi đếncác chuyên khoa bạn vì mọi thương tích dù được chuyên khoa nào nghiên cứu,chữa trị đều có thể trở thành thương tích mà y pháp xử lý về góc độ y học - phápluât. Mọi thầy thuốc bất cứ chuyên khoa nào làm việc ở các cơ sở y tế đều có thểgặp trong hoạt động hàng ngày những người bệnh bị thương tích. Tuân theo đúngy đạo và y đức, thầy thuốc có trách nhiệm cấp cứu nạn nhân với khả năng vàphương tiện tối ưu. Đồng thời, bên cạnh việc xử lý thương tích về ngoại khoa cấpcứu, thầy thuốc phải xử lý đúng ngay từ đầu những đòi hỏi chặt chẽ khía cạnh ypháp của vụ việc. Điều này đặc biệt quan trọng trong cả nhận thức hành vi nhữngdấu vết thương tích cần phải được khám, ghi nhận lại thật tỷ mỉ, chính xác ngay từđầu trước khi có can thiệp ngoại khoa hay làm thay đổi vết tích. Một số sai sót nhỏtrong khám thương tích ban đầu có thể dẫn đến những lạc hướng trong giám định,kết luận sau này mà khó có cách gì khắc phục được. Một thầy thuốc rất giỏichuyên khoa môn y học nhưng coi nhẹ khía cạnh pháp lý khi hành nghề sẽ khônglàm tròn bổn phận của mình, nếu không nói là có thể gặp phải những sai sót, taitiếng không đáng có ảnh hưởng đến uy tín nghề nghiệp của mình.1.2. Phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân bên ngòai Trước đây, trong y pháp người ta chỉ quan tâm đến hình thái học củathương tích nhằm mục tiêu xác định cơ chế gây thương tích và nhận định về hungkhí. Sự phiến diện này có thể làm lệnh hướng người khám thương tích cũng nhưngười giám định y học tư pháp khi đánh giá tổng thể tình trạng của nạn nhân. Phản ứng của cơ thể bao gồm những yếu tố sau: 1.2.1. Yếu tố thể trạng chung Tuổi, giới, tầm vóc, thể trạng cơ địa, trạng thái tinh thần, tâm thần… đều lànhững yếu tố làm khác biệt sự phản ứng của một cá thể. 1.2.2. Yếu tố hoàn cảnh Bao gồm những điều kiện chung nhất của vi khí hậu, thời tiết, điều kiện ănở và điều kiện xã hội học của hòan cảnh xảy ra sự việc.1.3. Các mức độ phản ứng của cơ thể 1.3.1. Phản ứng toàn thân Phản ứng của hệ thần kinh: choáng tủy, mất ý thức thời điểm Phản ứng của thần kinh - thể dịch: sự tăng của adrenalin/máu và cáchormon tới cơ quan tiếp nhận, sự thay đổi của hệ thần kinh giao cảm - phó giaocảm v.v… Có thể thường gặp các triệu chứng lâm sàng như: tăng hoặc giảm nhịptim mạch, tăng tụt huyết áp, tăng tiết mồ hôi, đờm dãi v.v… Tăng hoặc hạ thân nhiệt. 1.3.2. Phản ứng tại chỗ Kinh điểm là phản ứng viêm vơi từng giai đoạn (xung huyết, phù, tế bàomáu thoát quản…) cho đến toàn bộ quá trình viêm (thành áp xe, màng tơ huyết,giả mạc…). 1.3.3. Phản ứng cấp độ tế bào Đáng quan tâm là các quá trình dọn dẹp của đại thực bào, bạch cầu đa nhântạo nên những hình ảnh mô bệnh học điển hình chứng minh sự có mặt của dị vật,của tác nhân đã gây nên tổn thương. 1.3.4. Phản ứng tạo sẹo hoặc mô xơ Vừa làm liền vết thương nhưng lại vừa gây cản trở chức năng bình thườngcủa cơ quan đó như dính dây thần kinh, co kéo cơ, cứng khớp. Thậm chí hìnhthành những u hạt (Granulome) dễ bị ngộ nhận nguyên nhân bệnh lý, thậm chí trênnền tảng của một mô sẹo xấu có thể phát sinh các mô ung thư do quá trình ung thưhóa. 1.3.5. Phản ứng ở mức độ siêu cấu trúc Với kỹ thuật hiển vi điện tử, các ngành y pháp ở các nước phát triển đãnghiên cứu những tổn thương, những dấu vết để lại trên vết thương bằng quan sátsiêu cấu trúc. Ví dụ như xác định lỗ đạn qua siêu cấu trúc. 1.3.6. Phản ứng của sinh hóa học Nghiên cứu về thương tích không còn dừng lại ở hình thai học, mà với tiếnbộ công nghệ, người ta còn nghiên cứu về những chỉ số sinh hóa và những biếnđổi của nó khi cơ thể chịu những tác nhân bất lợi.2. CHẤN THƯƠNG2.1. Thương tích cơ bản theo phân loại y pháp Thương tích là một loại tổn thương mà nhiều chuyên khoa y học cùng quantâm tới với những mục đích đặc thù của chuyên khoa mì ...