Danh mục

Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.10 MB      Lượt xem: 45      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới" giới thiệu về nội dung của các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và cách giải quyết bồi thường khi có tổn thất xảy ra đối với bản thân chiếc xe và trách nhiệm dân sự của chủ xe.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bảo hiểm thương mại - Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới BÀI 3 BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI Hướng dẫn học Bài này giới thiệu về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Sinh viên cần nắm được các khái niệm xe cơ giới, vai trò của bảo hiểm xe cơ giới, đối tượng bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm liên quan tới bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Bên cạnh đó, cần hiểu rõ về phạm vi bảo hiểm, từ đó giải quyết các tình huống rủi ro phát sinh. Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: Giáo trình Bảo hiểm, PGS. TS. Nguyễn Văn Định chủ biên, NXB Đại học KTQD.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Trang Web môn học. Nội dung Bài học giới thiệu về nội dung của các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và cách giải quyết bồi thường khi có tổn thất xảy ra đối với bản thân chiếc xe và trách nhiệm dân sự của chủ xe. Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau:  Hiểu được các khái niệm cơ bản trong nội dung bài học;  Phân biệt được các rủi ro, các tổn thất được bảo hiểm và không được bảo hiểm;  Vận dụng được các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết bồi thường bảo hiểm;  Vận dụng được các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết bồi thường bảo hiểm. INS101_Bai3_v1.0013111228 55 Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới Tình huống dẫn nhập Tai nạn xe cơ giới và trách nhiệm của bảo hiểm Ngày 01/01/2006, chủ xe Lê Văn Thắng có chiếc xe Toyota giá trị thực tế 300 Triệu đồng tham gia bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe với số tiền 300 Triệu đồng tại công ty bảo hiểm Bảo Minh Hải Dương. Ngày 13/07/2006 xe gặp tai nạn bị tổn thất toàn bộ. Khi tham gia bảo hiểm, xe đã sử dụng được 5 năm, tỉ lệ khấu hao xe là 5%/năm. 1. Thiệt hại của xe sau vụ tai nạn ? 2. Trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm đối với chủ xe ? 56 INS10127/11/2013_Bai3_v1.0013111228 Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới 3.1. Khái niệm xe cơ giới và các loại hình bảo hiểm xe cơ giới 3.1.1. Khái niệm xe cơ giới Theo luật giao thông đường bộ, xe cơ giới bao gồm: xe ôtô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-mooc và sơmi rơ-mooc được kéo bởi xe ôtô hoặc máy kéo), xe mô tô 2 bánh, mô tô 3 bánh, xe gắn máy và các loại xe cơ giới tương tự (kể cả xe dùng cho người tàn tật) có tham gia giao thông. 3.1.2. Các loại hình bảo hiểm xe cơ giới Để đối phó với những rủi ro tai nạn bất ngờ có thể xảy ra gây tổn thất cho mình, các chủ xe cơ giới (bao gồm các cá nhân, các tổ chức có quyền sở hữu xe hay bất kỳ người nào được phép sử dụng xe cơ giới, kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe cơ giới) thường tham gia một số loại hình bảo hiểm sau:  Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;  Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới với hàng hoá chở trên xe;  Bảo hiểm tai nạn hành khách trên xe;  Bảo hiểm tai nạn lái phụ xe;  Bảo hiểm tai nạn người ngồi trên xe;  Bảo hiểm vật chất xe. 3.2. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba 3.2.1. Đối tượng bảo hiểm Đối tượng được bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba. Chú ý rằng, bên thứ ba trong BH TNDS chủ xe cơ giới là những người trực tiếp bị thiệt hại do hậu quả của vụ tai nạn nhưng loại trừ:  Lái, phụ xe, người làm công cho chủ xe;  Những người lái xe phải nuôi dưỡng như cha, mẹ, vợ, chồng, con cái...  Hành khách, những người có mặt trên xe;  Tài sản, tư trang, hành lý của những người nêu trên. 3.2.2. Phạm vi bảo hiểm  Công ty bảo hiểm nhận bảo đảm cho các rủi ro bất ngờ không lường trước được gây ra tai nạn và làm phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe. Cụ thể, các thiệt hại nằm trong phạm vi trách nhiệm của công ty bảo hiểm bao gồm: o Thiệt hại về tính mạng và tình trạng sức khoẻ của bên thứ ba; o Thiệt hại về tài sản, hàng hoá... của bên thứ ba; INS101_Bai3_v1.0013111228 57 Bài 3: Bảo hiểm xe cơ giới o Thiệt hại tài sản làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh hoặc giảm thu nhập; o Các chi phí cần thiết và hợp lý để thực hiện các biện pháp ngăn ngừa hạn chế thiệt hại; các chi phí thực hiện biện pháp đề xuất của cơ quan bảo hiểm (kể cả biện pháp không mang lại hiệu quả); o Những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của những người tham gia cứu chữa, ngăn ngừa tai nạn, chi phí cấp cứu và chăm sóc nạn nhân.  Công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm b ...

Tài liệu được xem nhiều: