Danh mục

Bài giảng Bệnh chốc và các bệnh da có bọng nước - ThS. BS. Phạm Thị Lan

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.56 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Bệnh chốc và các bệnh da có bọng nước do ThS. BS. Phạm Thị Lan biên soạn cung cấp các kiến thức giúp người học có thể mô tả được các triệu chứng lâm sàng của bệnh chốc, cách điều trị; nêu được sự khác biệt giữa tổn thương trong bệnh chốc với các bệnh da có bọng nước khác, trình bày được những khác biệt về triệu chứng và các phương pháp điều trị giữa bệnh Pemphigus vulgaris và bệnh viêm da dạng Herpes của Duhring Brocq. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bệnh chốc và các bệnh da có bọng nước - ThS. BS. Phạm Thị Lan BÀI GIẢNGBỆNH CHỐC VÀ CÁC BỆNH DA CÓ BỌNG NƯỚC Đối tượng: sinh viên Y5 luân khoa Số tiết học: 3 tiết Cán bộ giảng dạy: Ths. Bs. Phạm Thị Lan 1 Mục tiêu bài giảng:1. Mô tả được các triệu chứng lâm sàng của bệnh chốc, cách điều trị.2. Nêu được sự khác biệt giữa tổn thương trong bệnh chốc với các bệnh da có bọng nước khác.3. Trình bày được những khác biệt về triệu chứng và các phương pháp điều trị giữa bệnh Pemphigus vulgaris và bệnh viêm da dạng Herpes của Duhring Brocq. 2 NỘI DUNG BÀI GIẢNG BÀI 1: BỆNH CHỐC I. Đại cương - Chốc là một bệnh ngoài da khá phổ biến, hay lây và tự lâytruyền. - Căn nguyên: do tụ cầu, liên cầu hoặc phối hợp cả 2. - Đặc trưng bởi bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hoá mủ,rập vỡ. - Điều kiện thuận lợi:  Tuổi nhỏ.  Thời tiết nóng ẩm, mùa hè.  Điều kiện ăn ở chật trội, vệ sinh kém.  Bệnh phối hợp: Chấy rận, ghẻ, Herpes, côn trùng cắn, viêmda cơ địa. - Nguồn lây:  Đối với trẻ em: là các vật nuôi trong nhà, móng tay bẩn, trẻcùng trường, trung tâm bán trú…  Người lớn: hiệu cắt tóc, thẩm mĩ viện, xưởng đóng gói thịt,bể bơi.  Giải phẫu bệnh: Bọng nước nằm nông ngay dưới lớp sừng,chứa cầu khuẩn, mảnh vụn của BCĐN, TB thượng bì. 3 II. Lâm sàng - Khởi phát là dát đỏ xung huyết, ấn kính hoặc căng da mấtmàu, kích thước 0,5-1cm đường kính, nhanh chóng phát triển bọngnước trên dát đỏ. - Bọng nước kích thước 0,5-1cm đường kính, nhăn nheo, xungquanh có quầng đỏ viêm. Bọng nước nhanh chóng hoá mủ thànhbọng mủ, rồi dập vỡ, đóng vảy tiết màu vàng. Vì vậy bệnh nhânthường đến khám ở giai đoạn bọng nước đã vỡ và có vảy tiết nâunhạt giống màu mật ong. ở trên đầu vảy tiết làm tóc bết lại, nếu cậyvảy ở dưới là vết trợt màu đỏ. - Khoảng 7-10 ngày sau vảy tiết bong đi để lại dát hồng, ẩmướt, nhẵn ít lâu sau lành hẳn không để lại sẹo hoặc để lại dát thâmtăng sắc tố. - Vị trí: thường ở vùng da hở như tay, mặt, cổ, chi dưới. Đặcbiệt chốc ở đầu thường là biến chứng của chấy rận. - Hay có phối hợp tổn thương khác: viêm bờ mi, chốc mép… - Thường không sốt, đôi khi có hạch viêm do phản ứng, hoặcviêm cầu thận nhất là ở trẻ em nhưng tiên lượng lành tính. - Triệu chứng cơ năng: bệnh nhân thường ngứa gãi làm chotổn thương lan rộng. - Tiến triển của tổn thương thường 1-2 tuần thì lành, nhưngbệnh có thể dai dẳng do tự lây truyền, vệ sinh kém. 4 III. Thể lâm sàng 1. Chốc không có bọng nước: Thực tế bọng nước có quá ítdịch nên khô rất nhanh tạo nên tổn thương lành ở giữa, có viền vảyxung quanh rất giống nấm da. Nhưng tổn thương ở đây ướt và phủvảy tiết màu vàng nhạt chứ không phải viền vảy khô như nấm da. 2. Chốc hạt kê (chốc Bockhard): tổn thương là các mụn mủnhỏ nông, kích thước 2-3mm, lan toả hay khu trú 1 vùng. Trongtrường hợp khó, cần phân biệt với bệnh vảy nến thể mủ bằng cáchnhuộm Gram hay nuôi cấy dịch trong mụn mủ. 3. Chốc ở trẻ sơ sinh: Lây truyền nhanh và là mối đe doạ vớinhà hộ sinh. Thường bắt đầu từ ngày thứ 4-10 xuất hiện bọng nướcở tay, mặt, không có triệu chứng toàn thân, sau đó mệt, sốt hoặc hạnhiệt, ỉa chảy phân xanh, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm màngnão, có thể tử vong rất nhanh. IV. Chẩn đoán 1. Chẩn đoán xác định: - Lâm sàng: chẩn đoán dựa vào lâm sàng là chính.  Tổn thương cơ bản là bọng nước nông hóa mủ nhanh.  Vẩy tiết màu vàng nâu (màu mật ong).  Bọng nước tiến triển lành tính, khỏi sau 7-10 - Xét nghiệm: nhuộm Gram, nuôi cấy, KSĐ đối với trườnghợp khó. 5 2. Chẩn đoán phân biệt: 2.1. Duhring brocq: có tiền triệu, bọng nước căng, tiến triểntừng đợt, thể trạng bình thường. Test Kaliiodua 50% (+). 2.2. Pemphigus: bệnh da tự miễn, bọng nước to nhăn nheo, dễvỡ, dấu hiệu Nikolsky (+), có tổn thương niêm mạc, ảnh hưởng toàntrạng, tiên lượng xấu. 2.3. Thuỷ đậu: là bệnh do Virus, thường xuất hiện ở lứa tuổi đihọc, có yếu tố dịch tễ. Lúc đầu có biểu hiện viêm long đường hôhấp trên. Sau đó có các mụn nước kích thước tương đối đồng đều,có mủ, lõm giữa, tổn thương mọc rải rác toàn thân, có thể sốt hoặckhông. Khỏi sau 7-10 ngày. 2.4. Zona (Herpes Zoster): là mụn nước, bọng nước xếp thànhchùm, chạy dọc theo đường đi của dây thần kinh ngoại biên, thườngchỉ bị ở 1/2 cơ thể và không vượt quá đường trắng giữa. Cơ năngđau rát, đặc biệt ở người già nếu không điều trị kịp thời có thể gâydi chứng đau sau Zona. 2.5. Giang mai bẩm sinh: bọng nước ở lòng bàn tay, lòng bànchân mọc trên nền sẩn cứng. Có thể có dấu hiệu toàn thân kèm theonhư vàng da, gan lách to, tuần hoàn bàng hệ. XN huyết thanh chẩnđoán gi ...

Tài liệu được xem nhiều: