Danh mục

Bài giảng Bệnh học dịch kính 2

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.79 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tham khảo tài liệu bài giảng bệnh học dịch kính 2, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bệnh học dịch kính 2 Bệnh học dịch kính TS. Nguyễn Văn Đàm i.. Giải phẫu dịch kính1.1. Giải phẫu đại thể.1.2. Các phần giải phẫu của dịch kính . - Hai màng bao bọc - ống Cloquet - Khối dịch kính1.3. Sự liên quan của dịch kính với tổ chức xung quanh. II. khám dịch kính2.1. Đèn khe2.2. Kính tiếp xúc bổ xung.2.3. Siêu âm B III.. các rối loạn bệnh lý3.1. Chớp sáng.3.2. Đục dịch kính.3.3. Nhuyễn thể lấp lánh (asteroid hyaloisis).3.4. Xẹp dịch kính cấp tính và rách võng mạc.3.5. Tăng sinh dịch kính võng mạc.3.6. Xuất huyết dịch kính.3.7. Bong võng mạc.3.8. Nang sán dịch kính.3.9. Chấn thương dịch kính.3.10. Viêm dịch kính . IV . phẫu thuật dịch kính4.1. Lịch sử.4.2. Cắt dịch kính nhãn cầu kín.4.3. Chỉ định cắt dịch kính. I . Giải phẫu dịch kính1.1. Giải phẫu đại thể: Dịch kính là chất dạng gel trong suốt lấp đầy buồng nhãn cầu ở phía sau thể thuỷtinh. Khối dịch kính chiếm chừng 2/3 thể tích nhãn cầu. Giới hạn sau của dịch kínhlượn vòng theo hình cầu, ở phía trước lõm do sự đè ép của mặt sau thể thuỷ tinh. Dịchkính dính tương đối vững chắc vào tổ chức xung quanh ở hai vùng: Phía trước dính vàobiểu mô thể mi thành hình vành khăn rộng chừng 2-3 mm kể từ oraserata ra phía trướctới pars plana của thể mi, có thể có thêm sự liên hệ lỏng lẻo với các tua mi và các sợivòng mi. Salzman (1912) gọi đây là vùng nền dịch kính (vitreous base). Ơ phía saudịch kính dính vào vòng quanh đĩa thị thành một vòng tròn theo bờ đĩa thị và kém chắcchắn hơn so với ở vitreous base. Trên bề mặt đĩa thị trung tâm của thị thần kinh thìkhông dính. Vì lý do này mà trên lâm sàng có thể thấy một vòng tròn đông đặc trongnhững ca bong sau của dịch kính khi đó xuất hiện một lỗ ở ngay phía trước của đĩa thị.Nếu xảy ra sự co kéo bệnh lý hoặc sau khi chết thì hai vòng dính của dịch kính kể trênvẫn dính. Nếu dịch kính bị kéo đứt ra thì biểu mô thể mi có thể bị rách và chỗ dính củadịch kính bị mất ở điểm đó. Trong khi thường thì không thể tách rời dịch kính ra khỏivõng mạc ở vùng quanh đĩa thị mà không làm rách bề mặt của màng bọc . LW: Dây chằng Wieger; Z: Dây chằng Zinn; SB: Khoảng Berger; HV:KhoảngVogt. Đường dính nối dịch kính vào mặt sau của thể thuỷ tinh là một vòng nhẫn cóđường kính 8-9 mm (the hyaloideo-capsular ligament of Wieger-1883). Ơ chỗ hố bánhchè, dịch kính bị tách rời khỏi thể thuỷ tinh bởi khoảng mao mạch của Berger(capillary space of Berger-1882). Khi có bệnh lý thì khoang này thường chứa máu vàcác tế bào viêm. Đường vòng tròn dính giữa mặt sau thể thuỷ tinh và dịch kính (có khigọi là đường Egger’s line-1924) thường rất khó thấy và thực vậy, sự hiện diện của dâychằng bao thể thuỷ tinh - màng bọc dịch kính đã từng bị phủ nhận (Busacca-1956). Tuynhiên vùng dính có thể được minh chứng trong một tiêu bản dịch kính – thể thuỷ tinh:Khối dịch kính cô lập vẫn được treo vào thể thuỷ tinh bằng chính dây chằng Wieger.Trong trường hợp này nó đã dính vào thể thuỷ tinh một khoảng thời gian và chỉ táchnhau ra khởi đầu từ hố bánh chè rất chậm và từng tí một (Vail-1957). Trong những trường hợp bệnh lý, chỗ dính có thể được minh chứng trên lâm sàngkhi mà máu ở sau thể thuỷ tinh được thấy dưới dạng một vòng tròn đồng tâm với xíchđạo của thể thuỷ tinh. Trên một số loài động vật thì chỗ dính này rất chắc (ví dụ ở thỏ )đến nỗi nếu lấy thể thuỷ tinh trong bao thì thường là bị thoát dịch kính rất nhiều. Grignolo (1952) cho rằng dịch kính còn dính ở một vài chỗ khác ở bề mặt võngmạc và đặc biệt là ở vùng xích đạo và ở vùng hoàng điểm. Schepens (1954) cũng ủnghộ ý kiến này. Những chỗ dính đó chắc chắn liên quan tới hiện tượng co kéo rách võngmạc khi có bong dịch kính sau.1.2. Giải phẫu vi thể:Các nhà giải phẫu học coi dịch kính có 3 phần : - Hai màng bọc trước và sau. - ống Cloquet. - Khối dịch kính.* Màng dịch kính trước: nằm ngay sau thể thuỷ tinh và các dây chằng .* Màng dịch kính sau: ôm lấy phần sau của dịch kính, áp sát vào võng mạc. Thực chất,màng dịch kính là sự đông đặc của dịch kính ở lớp ngoài cùng. Ranh giới giữa 2 phầntrước và sau của màng bọc dịch kính là phần đáy của dịch kính (vitreous base), ở đódịch kính áp trực tiếp vào biểu mô của vùng phẳng thể mi.* ống Cloquet (Jules Cloquet 1790-1833): Bắt đầu từ sau thể thuỷ tinh cho tới mặttrước gai thị, là di tích của động mạch dịch kính khi ở bào thai. Đôi khi ống này cònđược mang tên Stilling (1868) vì nhà giải phẫu này mô tả nó đầy đủ hơn. Trên lâmsàng soi thấy ống này trong suốt uốn lượn mềm mại trong khối dịch kính khi mắtchuyển động.* Khối dịch kính: Có cấu trúc dạng gel, chủ yếu do một protein dạng sợi, đó là nhữngsợi collagen rất mịn xếp theo nhiều hướng khác nhau nhưng không chắp nối với nhauvà lấp đầy khoảng cách giữa các sợi đó là ...

Tài liệu được xem nhiều: