Thông tin tài liệu:
Tham khảo tài liệu bài giảng bệnh lý lệ đạo, y tế - sức khoẻ, y dược phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bệnh lý lệ đạo Bệnh lý lệ đạo 1. Tắc lệ đạo. 1. Phân loại tắc lệ đạo. 1.1. Phân loại theo vị trí tắc. * Tắc lệ đạo trước túi lệ: Khong có điểm lệ, lệ quản hoặc tắc điểm lệ, lệ quản. Nguyên nhân có thể làbẩm sinh hay mắc phải. Thường gặp nhất là sau chấn thương gây rách, đứt lệ quản.Cũng có thể gặp sau thông lệ đạo gây tổn thương lệ quản. * Tắc lệ đạo sau túi lệ: Tắc cổ túi lệ (Thường gặp trong viêm túi lệ mãn) hoặc tắc ống lệ mũi bẩmsinh. 1.2. Phân loại theo thời gian mắc bệnh. * Tắc lệ đạo bẩm sinh:. Xuất hiện từ khi trẻ mới đẻ được 1 – 2 tuần hoặc có thể muộn hơn. Nguyênnhân thường do ứ đọng chất dịch trong lòng lệ đạo, hoặc do tồn tại một màng mỏngche lấp đầu dưới của ống lệ mũi nơi đổ vào ngách mũi. Có thể do ống lệ mũi chưađược tạo ống hoàn chỉnh ở thời kỳ đầu sau khi sinh. Sau 1 -2 tuần khi đã hoàn thànhquá trình tạo ống, ống lệ mũi sẽ thông thoáng. Cũng có thể gặp những dị tật bất thường như điểm lệ lạc chỗ, không có điểmlệ hoặc thay đổi cấu trúc giải phẫu của đầu dưới ống lệ mũi. Trong trường hợp tắcống lệ mũi bẩm sinh có thể gặp các loại như sau: - ống lệ mũi kết thúc ở gần vòm thuộc phần trước ngách mũi dưới và ngăncách với ngách mũi bởi một lớp niêm mạc mỏng. - ống lệ mũi kết thúc ở khoảng giữa vòm ngách dưới và sàn mũi, không có lỗdưới. - ống lệ mũi kết thúc ở trong cuốn dưới. - ống lệ mũi kết thúc ở thành trong xoang hàm trên. - ống lệ mũi phát triển trong thành của xương hàm trên xuống sàn mũi vàkhông có lỗ mở vào ngách mũi. - ống lệ mũi dọc theo thành bên của ngách mũi tới sàn mũi. - Tắc hoàn toàn ống lệ mũi: Đầu dưới ống lệ mũi ngăn cách với niêm mạcngách mũi dưới bởi một vách xương dài. - Tắc ống lệ mũi do cuốn dưới cuộn vào làm chít lỗ ra của ống lệ mũi. * Tắc lệ đạo mắc phải: Phần lớn những trường hợp tắc lệ đạo mắc phải là không rõ nguyên nhân. Cóthể gặp tắc ở điểm lệ, lệ quản, ống lệ chung, túi lệ hay ống lệ mũi. Một số ít nguyênnhân có thể tìm thấy như: Chấn thương, phẫu thuật mũi xoang, bệnh lý sở mũixoang… 1.3. Phân loại theo nguyên nhân. * Tắc lệ đạo không rõ nguyên nhân. * Tắc lệ đạo có nguyên nhân rõ rệt. Bệnh lý vùng mũi xoang, chấn thương. 1.4. Phân loại theo mức độ tắc. * Tắc lệ đạo bán phần. * Tắc lệ đạo hoàn toàn. 1.5. Phân loại theo hình thái lâm sàng. * Tắc lệ đạo không viêm túi lệ. * Tắc lệ đạo có viêm túi lệ. Các vi khuẩn gây viêm túi lệ thường gặp là Staphylococcus epidermidis,Staphylococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa.Sử dụng kháng sinh để điều trị tốt nhất là dựa vào nuôi cấy và làm kháng sinh đồ.Nếu không có điều kiện làm kháng sinh đồ thì nên lựa chọn các kháng sinh nhạycảm với các chủng vi khuẩn trên như: Ciprofloxacin, Amikacin, Vancomycin... Loạikháng sinh vi khuẩn kháng nhiều nhất là Penicilline. Tắc lệ đạo có viêm túi lệ mãn tính thường hay gặp ở những trường hợp tắc lệđạo mắc phải. Tắc lệ đạo có viêm túi lệ cấp ít gặp nhưng thường nặng nề. 2. Các phương pháp đánh giá tắc lệ đạo. Chảy nước mắt là triệu chứng chủ yếu của tắc lệ đạo nhưng ngoài tắc lệ đạo,chảy nước mắt còn có thể do tuyến lệ tăng tiết hoặc bơm nước mắt bị hỏng. Vì vậytrước một bệnh nhân chảy nước mắt ta thường tiến hành các khám nghiệm sau: 2.1. Khám lâm sàng. - Phát hiện chảy nước mắt là do mắt bị kích thích từ kết, giác mạc như: viêmkết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm mống mắt, Glôcôm cấp, dị vật kết giácmạc... - Khám mi mắt phát hiện: Hẹp lỗ lệ, không có lỗ lệ, lỗ lệ lạc chỗ. Dấu hiệulộn mi, lộn điểm lệ (Lỗ lệ không tiếp xúc với nhãn cầu). Sờ nắn và ấn vào túi lệ đểkiểm tra túi lệ có sưng nề không? Có mủ trào qua điểm lệ không?... - Quan sát liềm nước mắt: Có trường hợp dấu hiệu chảy nước mắt không rõràng nhưng có liềm nước mắt cao. Khi đó nước mắt đọng ở góc trong mắt vùng hồlệ thành ngấn. Có thể đo độ cao của ngấn nước mắt bằng ánh sáng lọc xanh cobaltcủa máy sinh hoá hiển vi sau khi nhỏ vào túi cùng kết mạc một giọt Eluorescein2%. 2.2. Test sạch thuốc nhuộm. Nhỏ vào hai túi kết mạc mỗi bên một giọt Fluorescein 2%. Sau 5 phút, bìnhthường không có hoặc còn rất ít thuốc nhuộm. Sự ứ đọng thuốc nhuộm chứng tỏtình trạng không thích ứng của quá trình dẫn lưu nước mắt. 2.3. Test trào ngược. Là test đơn giản, dễ làm, có giá trị trong chẩn đoán tắc ống lệ mũi. Kỹ thuật: Nhỏ Fluorescein 2% vào túi cùng kết mạc. Yêu cầu người bệnhchớp mắt 5 lần để kích hoạt bơm nước mắt. Sau đó kiểm tra sự trào ngược của nướcmắt đã nhuộm màu Fluorescein qua điểm lệ dưới bằng cách quan sát dưới ánh sángxanh Cobalt của đèn soi đáy mắt khi xoa nắn ngón tay trỏ vào vùng túi lệ. Thửnghiệm dương tính khi có nước mắt được nhuộm màu trào qua điểm lệ dưới. ...