Thông tin tài liệu:
Đo đường kính gỗ tròn: - Thường đo đường kính đầu nhỏ súc gỗ do: Gỗ tròn thường được xếpthành đống và có thể xác định được ngay thể tích gỗ súc.- Với một súc gỗ cá biệt phải ghi cụ thể trị số đường kính, ví dụ d =20,8cm.- Khi đo hàng loạt súc gỗ (xếp đống) có thể ghi theo cỡ d quy chuẩn(2cm), trị số giữa cỡ là số chẵn với giới hạn dưới là số lẻ, ví dụ: Cỡ 20cm cógiá trị từ 19-20,9cm.- Dụng cụ thường dùng đo đường kính là thước móc, thước kẹp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng bổ sung: Xác định thể tích gỗ tròn I. Xác định thể tích gỗ tròn1. Đo đường kính gỗ tròn - Thường đo đường kính đầu nhỏ súc gỗ do: Gỗ tròn thường được xếpthành đống và có thể xác định được ngay thể tích gỗ súc. - Với một súc gỗ cá biệt phải ghi cụ thể trị số đường kính, ví dụ d =20,8cm. - Khi đo hàng loạt súc gỗ (xếp đống) có thể ghi theo cỡ d quy chuẩn(2cm), trị số giữa cỡ là số chẵn với giới hạn dưới là số lẻ, ví dụ: Cỡ 20cm cógiá trị từ 19-20,9cm. - Dụng cụ thường dùng đo đường kính là thước móc, thước kẹp hoặcthước dây.2. Đo chiều dài gỗ tròn - Chiều dài gỗ tròn là khoảng cách ngắn nhất giữa tiết diện hai đầu khúcgỗ. - Khi phân chia sản phẩm trên cây ngả luôn phải lấy chiều dài súc gỗ lớnhơn chiều dài quy định của sản phẩm đó từ 1-2% để trừ hao do hiện tượngnứt, vỡ hai đầu súc gỗ khi vận xuất, vận chuyển và bảo quản sản phẩm. - Dụng cụ đo chiều dài thông dụng là thước mét hoặc thước dây.3. Xác định thể tích gỗ tròn - Thể tích của từng súc gỗ tròn riêng lẻ có thể đo, tính bằng một trongnhững công thức đơn hoặc công thức kép đã giới thiệu ở trên. Lúc này ta coisúc gỗ như một cây ngả. - Khi cần xác định thể tích của hàng loạt súc gỗ (được xếp đống) ngườita thường dùng biểu thể tích gỗ tròn. - Khái niệm: Biểu thể tích gỗ tròn là biểu ghi bằng số liệu mối quan hệcủa thể tích gỗ tròn với đường kính (đầu trên hay giữa) và chiều dài của nó. - Có thể sử dụng biểu thể tích gỗ tròn để xác định thể tích một đống gỗtròn theo 2 cách sau đây: * Cách 1: - Đếm số súc gỗ tròn có trong đống gỗ (n) - Đo đường kính đầu nhỏ (hoặc giữa tùy yêu cầu của biểu) của một sốlượng nhất định các súc gỗ tròn rồi tính trị số bình quân (d). - Đo chiều dài của một số lượng nhất định súc gỗ tròn rồi cũng tính trị sốbình quân (l). - Từd vàl tra biểu thể tích gỗ tròn được thể tích bình quân 1 súc gỗv. - Tính thể tích của đống gỗ theo công thức: V = n.v * Cách 2: - Đếm số súc gỗ tròn trong đống gỗ (n). - Đo đường kính (di) và chiều dài (li) cho từng súc gỗ. - Từ di và li tra biểu thể tích gỗ tròn sẽ được thể tích của từng súc gỗ (vi). - Cộng thể tích các súc gỗ sẽ được thể tích của cả đống: n V = ∑ vi i =1 * Ưu - nhược điểm của 2 cách tính: - Cách tính thứ nhất có ưu điểm là đơn giản, đảm bảo xác định thể tíchcho một đống gỗ tròn với độ tin cậy cần thiết nên thường được sử dụng trongthực tế. - Cách thứ hai có ưu điểm là độ chính xác cao nhưng phức tạp nên thườngchỉ được dùng trong nghiên cứu khoa học. * Cách lập biểu thể tích gỗ tròn: - Thu thập số liệu với dung lượng mẫu đủ lớn của các súc gỗ tròn vềđường kính (d), chiều dài (l), thể tích (v). - Nghiên cứu hình dạng của loại sản phẩm gỗ tròn được phân chia. - Chọn phương pháp lập biểu bằng phương pháp thực nghiệm, phươngpháp biểu đồ hay giải tích toán học. - Phương pháp thực nghiệm: Gộp những súc gỗ có cùng cỡ đường kính(D), chiều dài (L) rồi xác định thể tích bình quânv. Ưu điểm của phương phápnày là đơn giản nhưng yêu cầu số lượng mẫu phải đủ lớn. Ngoài ra sử dụngphương pháp này sẽ không xác định được sai số. - Phương pháp biểu đồ: ... Có ưu điểm là đơn giản, khắc phục được saisố nhưng lại phụ thuộc vào chủ quan. - Phương pháp giải tích toán học: Lập quan hệ giữa thể tích với d, l. Ưuđiểm của phương pháp này là khách quan, yêu cầu tài liệu không nhiều và tínhtrước được sai số. dn * Ảnh hưởng của độ thon đến thể tích gỗ tròn: Giả sử có 2 súc gỗ tròn có thể tích lần lượt là v1 và v2, vớiv1 > v2. Hai súc gỗ này có cùng chiều dài (l), cùng đường kính l vđầu nhỏ (dn) nhưng có đường kính đầu to không bằng nhau (d 1 Hình ??:> d2) (Hình ??). Hai súc gỗ này khi sử dụng làm sản phẩm sẽ có thể tích bằngnhau (v’1 = v’2 = v’). Như vậy, hiệu suất sử dụng của 2 súc gỗ này sẽ khácnhau. Súc gỗ 1 (thể tích lớn hơn) sẽ có hiệu suất sử dụng nhỏ hơn súc gỗ 2(có thể tích nhỏ hơn): v v P= 1 100 < P2 = 100 v1 v2II. Điều tra củi1. Đặc điểm củi - Khái niệm: Củi là những súc gỗ không dùng vào mục đích kinh tế nàokhác ngoài việc làm nhiên liệu hoặc nguyên liệu đốt than. - Đặc điểm: Có hình dạng thay đổi, Xếp thành đống tạo thành những “dây củi” (cao 1m, dài 1m). Có 2 cách xếp đống củi là xếp xốp và xếp chặt. Đơn vị đo tính thể tích củi xếp đống là Ster. Ster củi là 1m3 củi xếp đống, bao gồm thể tích các khúc củi và thể tích khoảng trống giữa chúng. Như vậy, nếu ta sử dụng Ster làm đơn vị đo t ...