Danh mục

Bài giảng Buồng trứng, noãn bào, phôi và thai: Sự phát triển noãn nang - Sinh tổng hợp steroid sinh dục - Trục hạ đồi-yên-buồng trứng và các phản hồi

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 447.77 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học xong bài giảng này, sinh viên có khả năng: Trình bày được các giai đoạn của sự phát triển noãn nang; trình bày được quá trình sinh tổng hợp steroid sinh dục tại noãn nang và cơ chế 2 tế bào, 2 hormone; trình bày được hoạt động chế tiết hormone của của hạ đồi, của tuyến yên và của buồng trứng;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Buồng trứng, noãn bào, phôi và thai: Sự phát triển noãn nang - Sinh tổng hợp steroid sinh dục - Trục hạ đồi-yên-buồng trứng và các phản hồi Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-1: Buồng trứng, noãn bào, phôi và thai Bài giảng trực tuyến Sinh lý buồng trứng, sự phát triển noãn nang, sinh tổng hợp steroid sinh dục, trục hạ đồi-yên-buồng trứng và các phản hồi Bài Team-Based Learning 4-1: Buồng trứng, noãn bào, phôi và thai Sự phát triển noãn nang. Sinh tổng hợp steroid sinh dục. Trục hạ đồi-yên-buồng trứng và các phản hồi. Đỗ Thị Ngọc Mỹ 1, Âu Nhựt Luân 2 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được các giai đoạn của sự phát triển noãn nang 2. Trình bày được quá trình sinh tổng hợp steroid sinh dục tại noãn nang và cơ chế 2 tế bào, 2 hormone 3. Trình bày được hoạt động chế tiết hormone của của hạ đồi, của tuyến yên và của buồng trứng 4. Trình bày được phản hồi âm của estrogen, phản hồi dương của estrogen và phản hồi âm của progesterone 5. Giải thích được cơ chế của một số ứng dụng phổ biến hay một số hiện tượng thường gặp trên trục hạ đồi-yên-buồng trứng Noãn bào được dự trữ tại buồng trứng dưới dạng các phức bộ noãn nguyên thủy. Các phức bộ này đều ở trạng thái nghỉ. Trong thời kỳ sơ khai của buồng trứng, các noãn nguyên bào (oogonia) di chuyển từ bên ngoài đến buồng trứng và trú đóng ở đó. Tại buồng trứng, chúng thực hiện phân bào nguyên nhiễm để tự gia tăng về số lượng. Mỗi noãn nguyên bào sẽ được bao bọc bởi vài tế bào tùy hành có nguồn gốc từ phúc mạc nguyên thủy và trung mô. Phức bộ gồm tế bào sinh dục nguyên thủy và các tế bào tùy hành được gọi là các nang noãn nguyên thủy (primordial follicle). Cuối thời kỳ này, khi vẫn còn trong giai đoạn phôi, số lượng của các nang noãn nguyên thủy đã đạt được đến nhiều triệu. Đột nhiên, toàn bộ các tế bào nguồn dòng sinh dục đều ngưng phân chia nguyên nhiễm, đồng thời đi vào phân bào giảm nhiễm thứ nhất. Phân bào giảm nhiễm diễn ra rất chậm chạp. Đến giữa thai kỳ, đột nhiên phân bào giảm nhiễm đồng loạt bị ngưng trệ tại mọi noãn nguyên bào. Các nang noãn nguyên thủy đồng loạt đi vào trạng thái nghỉ, đến khi được chiêu mộ trở lại sau này. Trong mỗi chu kỳ buồng trứng, chỉ có một số ít nang nguyên thủy được chiêu mộ vào tiến trình phát triển noãn nang. Quá trình này không lệ thuộc vào các hormone ngoại vi lưu hành. Khi bé gái dậy thì, định kỳ một lần mỗi khoảng 30 ngày, ước chừng có 102 noãn nguyên thủy sẽ được chiêu mộ vào chu kỳ buồng trứng. Hiện tượng chiêu mộ chỉ chịu tác dụng của các yếu tố nội tiết lân cận (paracrine) hay tự thân (autocrine), mà không chịu tác động của các hormone lưu hành trong máu ngoại vi. Một trong các yếu tố này là anti-mullerian hormone, có nguồn gốc từ các tế bào tùy hành của các phức bộ lân cận. Các phức bộ noãn nguyên thủy được chiêu mộ tiếp tục tiến trình giảm phân đã bị đình trệ trước đó, chuẩn bị cho việc tạo thành giao tử (gamete). Lúc này, chúng được gọi là các nang noãn sơ cấp (primary follicle). Hạ đồi phóng thích các xung GnRH vào hệ thống mạch cửa hạ đồi-yên, làm tuyến yên sản xuất các gonadotropin. Hạ đồi là cơ quan cao nhất của trục hạ đồi-yên-buồng trứng. Nhân cung (Arcuate), một nhân xám hạ đồi, định kỳ phóng thích các xung Gonadotropin Releasing Hormone (GnRH) vào hệ thống mạch cửa nối hạ đồi và tuyến yên. Dưới ảnh hưởng của các xung GnRH, tuyến yên đáp ứng bằng cách chế tiết 2 hormone hướng sinh dục (gonadotropin) là Follicle Stimulating Hormone (FSH) và Luteinizing Hormone (LH). Tùy tần số của xung GnRH mà tuyến yên đáp ứng khác nhau, với ưu thế FSH hay ưu thế LH. Các gonadotropin chỉ tác động trên các nang noãn thứ cấp, do các nang noãn này đã có thụ thể với gonadotropin trên các tế bào tùy hành. Gonadotropin là động lực thúc đẩy sự phát triển noãn nang thứ cấp. Phần lớn các noãn sơ cấp sẽ thoái triển. Sau 60 ngày, chỉ còn lại khoảng 10 trong số chúng là đến được giai đoạn kế tiếp. Lúc này, các noãn bào vẫn tiếp tục một cách chậm rãi phân bào giảm nhiễm, và được bao bọc bởi, lần lượt từ ngoài vào trong, là các tế bào vỏ (theca cell) và các tế bào hạt (granulosa cell). Các nang noãn ở giai đoạn này được gọi là các nang thứ cấp (secondary follicle). Trên bề mặt của tế bào vỏ có thụ thể với LH, và trên bề mặt của tế bào hạt có thụ thể với FSH. Các tế bào này bắt giữ các gonadotropin, để phát triển tăng về số lượng, tạo nên sự phát triển của các nang thứ cấp. Tại các nang thứ cấp đang phát triển, các noãn bào vẫn tiếp tục một cách chậm rãi phân bào giảm nhiễm. Trong khi đó, dưới tác động của gonadotropin, các tế bào tùy hành phân chia nguyên nhiễm, đồng thời tổng hợp thụ thể với gonadotropin, làm cho chúng ngày càng nhạy với gonadotropin hơn. Dưới tác động của gonadotropin, nang thứ cấp phát triển và chế tiết steroid sinh dục. Dưới tác dụng của LH, tế bào vỏ sản xuất androgen. Dưới tác dụng của FSH, tế bào hạt sản xuất est ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: