Danh mục

Bài giảng Các chế độ bảo hiểm xã hội - Khoa kinh tế phát triển

Số trang: 45      Loại file: pdf      Dung lượng: 38.18 MB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Các chế độ bảo hiểm xã hội giới thiệu về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Các chế độ bảo hiểm xã hội - Khoa kinh tế phát triển 1 Chương III: CÁC CHẾ ĐỘ BHXH 2 Chương III: A: CÁC CHẾ ĐỘ BHXH BẮT BUỘC Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Người lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm: •Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên •Cán bộ, công chức, viên chức •Công nhân quốc phòng, công nhân công an •Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan; hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân •Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn •Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc Chương III A : Đối tượng 3 Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: •Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân •Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác •Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam •Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động Chương III A: Đối tượng 4 5 Chương III A1: Chế độ ốm đau - Chế độ ốm đau là chế độ trợ cấp bằng tiền nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm, giúp cho người lao động trang trải cho các chi tiêu khi ốm đau, nghỉ việc mà không được nhận lương - Chế độ ốm đau bao gồm:  Người lao động bị ốm đau (ốm đau cần chữa trị dài ngày hoặc ốm thông thường)  Tai nạn rủi ro  Nghỉ việc để chăm sóc con ốm Chương III A1: Chế độ ốm đau 6 • Bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế: – Nếu nằm viện điều trị nội trú phải có giấy ra viện; – Nếu điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận của Bác sĩ có thẩm quyền • Có con dưới bảy tuổi bị ốm đau, phải nghỉ việc để chăm sóc con và có xác nhận của cơ sở y tế Chương III A1: Chế độ ốm đau 7 Lưu ý: các trường hợp ốm đau, tai nạn nhưng không được hưởng chế độ do: •Ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe; •Ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do say rượu, sử dụng ma túy, chất gây nghiện Chương III A1: Chế độ ốm đau 8 Ví dụ: Ông A đăng ký đóng BHXH ở Thủ Đức, TPHCM. Đầu tháng 05/2008, ông A bị bệnh và gia đình đã đưa ông đi cấp cứu ở BV Chợ Rẫy, sau đó nhập viện và điều trị trong 10 ngày. Hỏi ông A có được hưởng trợ cấp ốm đau do BHXH chi trả không ? Chương III A1: Chế độ ốm đau 9 Phụ thuộc vào các yếu tố: + Thời gian đóng BHXH + Tính chất công việc (bình thường, nặng nhọc độc hại, rất nặng nhọc độc hại) + Môi trường làm việc + Tùy theo loại bệnh Chương III A1: Chế độ ốm đau 10 4.1. Thời gian hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm đối với ốm đau thông thường, tai nạn rủi ro Công việc nặng nhọc, độc Điều kiện làm Thời gian đóng hại, nguy hiểm hoặc nơi có việc bình thường BHXH (t) PCKV ≥ 0.7 (1) (2) t < 15 năm 30 ngày 40 ngày 15 n ≤ t < 30 n 40 ngày 50 ngày t ≥ 30 năm 60 ngày 70 ngày Chương III A1: Chế độ ốm đau 11 4.1. Thời gian hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm đối với ốm đau thông thường, tai nạn rủi ro + Khi tính t không tính tháng lẻ + Khi tính thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH đối với ốm đau thông thường, tai nạn rủi ro không tính những ngày nghỉ Lễ, Tết và nghỉ hàng tuần + Nghỉ hàng tuần: BHXH mặc định là ngày Chủ nhật, nếu công ty, doanh nghiệp có quy định khác thì phải đăng ký trước với BHXH Chương III A1: Chế độ ốm đau 12 4.1. Thời gian hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm đối với ốm đau thông thường, tai nạn rủi ro Ví dụ: 1. Bà Lan ốm thông thường, nghỉ việc từ 06/03/2013 đến 26/03/2013. Tính số ngày nghỉ được trợ cấp của bà. Ngày nghỉ hàng tuần là chủ nhật. Biết trong năm 2013 bà ñaõ nghỉ hưởng ốm đau 29 ngaøy Bà đóng BHXH 14 naêm 10 thaùng Chương III A1: Chế độ ốm đau 13 Ví dụ: 2. Chị Ngọc làm việc tại Khu CN Tân Bình TP.HCM. Vào ngày nghỉ cuối tuần, chị về thăm gia đình ở Tiền Giang không may bị tai nạn giao thông. Chị phải nằm viện trong 4 tháng tại đúng tuyến đăng ký BV từ tháng 04/2012 đến 07/2012. Sau khi điều trị ổn định chị được BHXH quận Tân Bình trợ cấp tương ứng 30 ngày nghỉ. Không đồng tình với cách giải quyết trên chị gửi thắc mắc lên báo chí nhờ giúp. Anh chị hãy giải quyết giúp chị ? Chương III A1: Chế độ ốm đau 14 4.2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau trong 1 năm đối với ốm đau cần chữa trị dài ngày •Thời gian nghỉ quy định: – Tối đa 180 ngày/năm – Sau 180 ngày nếu vẫn tiếp tục điều trị thì sẽ được nghỉ tiếp nhưng hưởng trợ cấp ở mức thấp •Khi tính thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp BHXH đối với ốm đau cần chữa trị dài ngày tính cả những ngày nghỉ Lễ, Tết và nghỉ hàng tuần Chương III A1: Chế độ ốm đau 15 Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành như sau: 1.Bệnh Lao các loại 2.Bệnh tâm thần 3.Bệnh sang chấn hệ thần kinh; động kinh 4.Suy tim màn, tâm phế mạn 5.Bệnh phong (cùi) 6.Thấp khớp mạn có biến chứng phần xương cơ khớp 7.Ung thư các loại ở tất cả các phủ tạng ...

Tài liệu được xem nhiều: