Danh mục

Bài giảng Các giai đoạn phát triển của con người

Số trang: 41      Loại file: pdf      Dung lượng: 579.37 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Các giai đoạn phát triển của con người giới thiệu tới bạn đọc các giai đoạn phát triển của con gồm có: Giai đoạn thai nhi, giai đoạn từ 0 - 6 tuổi, giai đoạn nhi đồng (tuổi học sinh cấp 1); giai đoạn thiếu niên (tuổi học sinh cấp 2); giai đoạn thanh niên (thời kỳ đầu của giai đoạn trưởng thành); giai đoạn trưởng thành, giai đoạn trung niên, và cuối cùng là giai đoạn cao niên
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Các giai đoạn phát triển của con người T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con người Tài liệu phát SDRC - CFSI Bài 1: GIAI ĐOẠN THAI NHI I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI NHI Sự phát triển trước khi sinh bắt đầu khi tinh trùng và trứng thụ tinh thành công để tạo thành một sinh vật mới kết hợp một số đặc điểm của bố mẹ. Theo Rogers Taun Annissa (2010), thai nhi phát triển qua ba giai đoạn: 1. Quý Thứ Nhất (Ba tháng đầu) Từ tuần lễ 0 đến 13 được xem là quan trọng nhất trong việc chăm sóc thai nhi và lây nhiễm những độc tố từ mẹ và môi trường - Tháng thứ nhất  Cấu trúc não bộ căn bản, tim, phổi, hệ tiêu hóa và hệ thần kinh phát triển vào cuối tháng thứ nhất  Bắt đầu có tay chân - Tháng thứ 2  Cơ quan bên trong trở nên phức tạp hơn  Mắt, mũi, miệng được thành hình  Có thể dò được tim thai (nhịp tim) Trước đó bé được gọi là phôi thai, giờ thì cho đến 8 tuần, bé được gọi là bào thai - Tháng thứ 3  Hình thành cánh tay, bàn tay, chân, bàn chân, móng, tóc và mí mắt  Chỉ tay xuất hiện  Giới tính bắt đầu rõ ràng (mặc dù tuần thứ 14 mới thấy qua siêu âm được)  Phát triển hệ xương  Có thể cười, cau mày, bú và nuốt Cuối quý thứ nhất, bé dài khoảng 7.5cm và cân nặng 28 gram 2. Quý Thứ Hai Tuần thứ 14 đến tuần 27 đánh dấu sự tiếp tục tăng trưởng và phát triển Tất cả các bộ phận đều tiếp tục phát triển, cơ quan và các hệ thống rõ ràng và hoàn chỉnh hơn - Ngón chân và ngón tay tách rời nhau - Móng tay và móng chân hoàn thiện - Có sự chuyển động phối hợp - Tóc, lông mi, lông mày xuất hiện - Tim đập đềuChân thành cảm ơn Tổ chức Dịch vụ Gia đình và Cộng đồng - Chu kỳ thức - ngủ được thiết lậpQuốc tế (CFSI) đã hỗ trợ Dự án “Nâng cao năng lực cho Cuối quý thứ hai, bé dài 28 đến 35cm và cân nặng từ 1 đến 700gr.NVXH cơ sở ở TP.HCM” ấn hành tập tài liệu này.T[Type text]– Các giai đoạn phát triển của con ngườiTài liệu phát SDRC - CFSI 3. Quý Thứ Ba Tuần 18 đến 40 hay 38 đánh dấu những giai đoạn phát triển sau cùng - Phát triển toàn diện, các cơ quan hoạt động - Mô mỡ xuất hiện dưới da - Bào thai ngọ ngoạy nhiều cho đến khi được sinh ra - Phản ứng lại với âm thanh Cuối quý thứ 3, bé dài khoảng 40cm và cân nặng trên dưới 2,7 kg. Ta có thể nhận thấy rằng sự phát triển phức tạp và quan trọng nhất của bào thai xảy ra trong ba tháng đầu. Vì lý do đó trong ba tháng này, cần phải chăm sóc thai nhi cẩn thận và tránh những chất độc do bà mẹ và môi trường đem lại. Vì các cơ quan và các hệ thống quan trọng như tim, mắt, tứ chi, tai, răng và hệ thần kinh trung ương phát triển trong 9 tuần đầu nên những tổn thương thể lý và cấu trúc có thể xuất hiện trong suốt giai đoạn này. Sau 9 tuần, tổn thương vẫn có thể xuất hiện nhưng ít nghiêm trọng hơn. II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TRƯỚC KHI SINH VÀ SAU NÀY 1. Sức khỏe thể chất, cảm xúc, tâm lý của cha mẹ - Nhân viên công tác xã hội phải đối phó với những vấn đề tâm sinh xã hội khi làm việc với phụ nữ mang thai. Trước hết và trên hết, một số thân chủ phải quyết định tiếp tục hay ngưng mang thai. Để giúp thân chủ có quyết định về vấn đề này, nhân viên công tác xã hội có thể giúp thân chủ khám phá niềm tin tôn giáo và tâm linh của mình, những trạng thái cảm xúc khác nhau dẫn đến những quyết định khác nhau. Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội cũng giúp cho thân chủ chuẩn bị vai trò làm cha mẹ, nhận con nuôi hay phá thai. - Nếu thân chủ quyết định tiếp tục mang thai, nhân viên công tác xã hội phải đánh giá sức khỏe thể chất của cả bố lẫn mẹ để giúp người mẹ có sức khỏe tốt và dưỡng thai tốt để tránh vấn đề hậu sản. Tiến trình này bao gồm khám phá những yếu tố như tuổi tác chế độ dinh dưỡng, bệnh tật, stress, thể dục, và việc sử dụng các hóa chất của thân chủ. - Độ tuổi sinh con của người phụ nữ là 20 đến đầu 30 tuổi, các bà mẹ vị thành niên hoặc các bà mẹ tuổi trung niên, có nhiều khả năng sinh con khuyết tật. Độ tuổi của bố 30 - 40. Tinh trùng ...

Tài liệu được xem nhiều: