Danh mục

Bài giảng Cấu tạo kiến trúc: Bài 1 - ThS.KTS. Nguyễn Mạnh Thế Vinh

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 981.20 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Cấu tạo kiến trúc - Bài 1: Những vấn đề chung của môn học học" cung cấp cho người học các kiến thức: Mở đầu, phân loại và phân cấp công trình, hệ thống môđun và kích thước trong bản vẽ kiến trúc. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cấu tạo kiến trúc: Bài 1 - ThS.KTS. Nguyễn Mạnh Thế Vinh CẤU TẠO KIẾN TRÚC THỜI GIAN: 60 TIẾT GIẢNG VIÊN: THS.KTS. NGUYỄN MẠNH THẾ VINH1 BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA MÔN HỌC I. PHẦN MỞ ĐẦU. II. PHÂN LOẠI & PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH. III. HỆ THỐNG MÔĐUN & KÍCH THƢỚC TRONG BẢN VẼ KIẾN TRÚC.2 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC 2. PHƢƠNG CHÂM THIẾT KẾ 3. CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIẢI PHÁP CẤU TẠO KIẾN TRÚC3 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU a. MỤC ĐÍCH: • Nghiên cứu các bộ phận hợp thành công trình kiến trúc về: Vật liệu, kích thước và hình thức liên kết cấu tạo của các bộ phận đó. • Bảo đảm sự làm việc ổn định của công trình trong suốt quá trình sử dụng; chống lại được những ảnh hưởng bất lợi của thiên nhiên và con người. • Cấu tạo đơn giản, rút ngắn được thời gian thi công công trình, phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của từng giai đoạn phát triển xã hội.4 1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU b. YÊU CẦU:  Nắm vững tên gọi, vị trí, chức năng, yêu cầu của tất cả các bộ phận cũng như những nguyên tắc liên kết cấu tạo giữa chúng để tạo thành một công trình hoàn chỉnh từ móng tới mái.  Nắm vững và vận dụng tốt các tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật về thiết kế cấu tạo các bộ phận của công trình.  Nắm vững các quy cách, quy ước thể hiện bản vẽ thiết kế chi tiết cấu tạo.5 2. PHƯƠNG CHÂM THIẾT KẾ “THÍCH DỤNG - BỀN VỮNG - MỸ QUAN - KINH TẾ”  Thích dụng: Thỏa mãn yêu cầu đối với chức năng sử dụng của công trình.  Bền vững: Thỏa mãn yêu cầu về sự ổn định, bền lâu của các bộ phận và toàn bộ công trình trong quá trình sử dụng.  Mỹ quan: Tạo nên một công trình kiến trúc có tính mỹ thuật cao.  Kinh tế: Chọn lựa giải pháp cấu tạo, vật liệu cấu tạo hợp lý, đảm bảo dễ thi công, tiết kiệm.6 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CẤU TẠO KIẾN TRÚC CÁC YẾU TỐ THIÊN NHIÊN:  Mưa: làm cho nhà thấm, dột, mốc, vật liệu bị mục nát. Cho nên phải đưa ra giải pháp hợp lý để chống thấm, chống ẩm.  Nắng: Bức xạ của mặt trời sẽ làm cho nhiệt độ trong nhà thay đổi lớn ảnh hưởng đến độ bền của các vật liệu và sinh hoạt của con người… Cho nên phải có giải pháp cách nhiệt, thông gió tốt cho nhà.  Gió, bão: phải có biện pháp chống chống lực xô ngang nhà.  Nước ngầm: phá hoại công trình từ phía dưới cho nên phải có biện pháp chống thấm bảo vệ cho móng, tường hầm.  Côn trùng: Đối với nhà sử dụng vật liệu gỗ, giấy … cần có biện pháp chống mối, một.7 3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỰA CHỌN GIẢI PHÁP CẤU TẠO KIẾN TRÚC CÁC YẾU TỐ NHÂN TẠO:  Tiếng ồn: phải được ngăn chặn bằng giải pháp cách âm cho tường, sàn, mái.  Tải trọng, chấn động: Bao gồm trọng lượng bản thân công trình (Tải trọng tĩnh), và trọng lượng do con người, thiết bị gây ra trong quá trình khai thác sử dụng (Tải trọng động).  Va chạm, mài mòn: Phát sinh chủ yếu do sinh hoạt, sản xuất. Phải lựa chọn các loại vật liệu có khả năng chống mài mòn tốt cho mặt nền, mặt bậc thang …  Hỏa hoạn: phải lựa chọn vật liệu khó cháy, không cháy cho các kết cấu của công trình phù hợp yêu cầu phòng hỏa.8 II. PHÂN LOẠI VÀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH 1.PHÂN LOẠI: a. Phân loại theo vật liệu cấu tạo:  Kết cấu gỗ: Khung nhà và kết cấu bao che bằng gỗ, nhẹ, thi công nhanh nhưng khả năng chịu lực thấp, dễ cháy, dễ bị mối mọt, dễ bị gió bão phá hủy.  Kết cấu gạch, đá: Tường và cột bằng gạch, đá; mái lợp bằng vật liệu khác, chịu lực khá tốt, vật liệu dễ kiếm, thi công đơn giản nhưng nặng, chỉ áp dụng được cho nhà < 5 tầng.9 II. PHÂN LOẠI VÀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH  Kết cấu thép: Khung nhà bằng thép. Tường và sàn bằng vật liệu khác: chịu lực tốt, nhẹ, áp dụng cho nhà cao tầng, tuy nhiên phải bảo quản công phu, tốn kém do dễ bị rỉ sét nên ít sử dụng.  Kết cấu bê tông cốt thép: Khung nhà, sàn, mái bằng bê tông cốt thép (mái có thể làm bằng vật liệu khác), tường bằng gạch. Khả năng chịu lực cao, bền vững. Tuy nhiên nhà nặng, phải có biện pháp xử lý nền móng cho phù hợp.  Kết cấu hỗn hợp: Gạch và gỗ; BTCT và gạch; BTCT và thép.10 II. PHÂN LOẠI VÀ PHÂN CẤP CÔNG TRÌNH b. Phân loại theo độ cao: Sự phân loại này dựa trên số tầng cao của nhà. Ta có : • Nhà thấp tầng: (1 ÷ 2) tầng. • Nhà nhiều tầng: (3 ÷ 6) tầng. • Nhà cao tầng: cao từ 7 tầng trở lên. • Nhà chọc trời: > 30 tầng. c. Phân loại theo phương pháp thi công: ...

Tài liệu được xem nhiều: