Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 8: Thể chế và chính sách công nghiệp hóa
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 393.56 KB
Lượt xem: 36
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng "Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 8: Thể chế và chính sách công nghiệp hóa" trình bày tầm quan trọng của chính sách can thiệp thị trường, xu hướng chính sách, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Mời các bạn tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 8: Thể chế và chính sách công nghiệp hóa Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách phát triển Thể chế và chính sách công nghiệp hóa Niên khóa 2012-2014 Ghi chú Bài giảng Ghi chú Bài giảng 8 Thể chế và chính sách công nghiệp hóa Ba bài giảng trước chúng ta đã giới thiệu tiến trình công nghiệp hóa ở thế giới đang phát triển, qua đó chúng ta đã đưa ra hai giả định cơ bản: 1. Công nghiệp hóa ở thế giới đang phát triển diễn ra trong bối cảnh lao động dư thừa, có thể chuyển từ hoạt động năng suất thấp sang công việc năng suất cao mà không làm giảm sản lượng trong khu vực truyền thống; 2. Lợi thế của ngành sản xuất công nghiệp so với các ngành khác là khả năng đạt được suất sinh lợi tăng dần theo qui mô, sao cho những đầu tư lớn vào công nghiệp sẽ tạo ra tăng trưởng nhanh chóng về năng suất và lợi nhuận, giúp tích lũy vốn nhanh hơn. Đây là hai giả định cơ bản trong mô hình Lewis, cho thấy những chuyển dịch lao động từ khu vực truyền thống sang hiện đại đã thúc đẩy tiến trình phát triển như thế nào. Suất sinh lợi tăng dần theo qui mô là lý do chính mà sản xuất công nghiệp từ lâu đã trở thành cỗ máy cho phát triển kinh tế, và đến nay vẫn như vậy. Suất sinh lợi tăng dần hiện hữu trong các doanh nghiệp nói riêng và ngành công nghiệp nói chung nhờ tác động lan tỏa. Tăng trưởng giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp nhanh hơn sẽ đi kèm với tăng trưởng năng suất nhanh hơn vì kiến thức và kỹ năng đạt được trong một doanh nghiệp hoặc ngành sẽ được phổ biến sang nơi khác. “Vừa học vừa làm” hình thành nên kỹ năng và đổi mới sáng tạo khi đầu tư gia tăng trong ngành sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, sự hiện diện của các ngành hạ nguồn cũng tạo ra thị trường đầu vào sản xuất: ngành may mặc năng động đẩy mạnh cầu vải sợi; ngành nội thất hình thành nhu cầu gỗ ván, keo dán, dụng cụ nội thất. Suất sinh lợi tăng dần theo qui mô cũng là một nhân tố trong Cuộc Cách mạng Kinh doanh toàn cầu, là sự tập trung chưa từng có năng lực công nghệ và vốn vào một nhóm nhỏ doanh nghiệp đi đầu thế giới trong mỗi tiểu ngành hoặc nhóm sản phẩm. Giả định ở đây cho rằng lao động thất nghiệp hoặc khiếm dụng có nghĩa là cung và cầu không tự động cân bằng, và đầu tư có thể không đủ để cân bằng thị trường lao động. Thặng dư lao động và suất sinh lợi tăng dần theo qui mô không dễ dàng khớp nối vào mô hình kinh tế chuẩn về thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong những mô hình này, tất cả yếu tố sản xuất, gồm lao động và vốn, là được toàn dụng. Không có thất nghiệp hoặc thất nghiệp giả tạo, và đầu tư luôn bằng tiết kiệm. Suất sinh lợi trên vốn là như nhau trong tất cả hoạt động. Thể chế duy nhất trong mô hình chuẩn là thị trường: không có nghiệp đoàn lao động, không có chính phủ và cả ngân hàng. Khuyến nghị chính sách quan trọng từ mô hình chuẩn là chính phủ nên cố gắng xóa bỏ mọi trở ngại đối với giao dịch thị trường. Chính sách can thiệp thị trường sẽ ngăn chặn Jonathan Pincus 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách phát triển Thể chế và chính sách công nghiệp hóa Niên khóa 2012-2014 Ghi chú Bài giảng thị trường lao động và vốn không đạt được cân bằng, làm giảm hiệu quả sản xuất và trao đổi. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng mô hình chuẩn nhắm đến minh họa hoạt động của các nguyên lý kinh tế với giả định toàn dụng và suất sinh lợi không đổi theo qui mô. Nếu những giả định này không có giá trị, thì sự phù hợp chính sách của mô hình này sẽ bị hạn chế. Xu hướng chính sách Trong thực tế, phát triển công nghiệp bị giới hạn bởi cầu nội địa hàng sản xuất công nghiệp không đủ, thiếu đầu tư và thiếu kỹ năng và năng lực công nghệ. Tư duy phát triển hậu Thế Chiến II đề xuất nỗ lực đầu tư đại trà để đạt lợi thế theo qui mô và tạo ngoại tác tích cực xuyên suốt các ngành và kết quả đạt được. Paul Rosenstein-Rodan, nhà kinh tế học người Úc có nhiều năm giảng dạy tại MIT, năm 1943 đề xuất nỗ lực đầu tư “cú hích lớn” vào Đông Âu để cung cấp việc làm cho lao động khiếm dụng trong nông nghiệp và để đạt lợi thế theo qui mô cũng như lợi thế bên ngoài tích cực.1 Nhớ rằng Alexander Gerschenkron đã nói các nước công nghiệp hóa sau này ở châu Âu đã tài trợ đầu tư qui mô lớn để tiếp nhận công nghệ nước ngoài và hiện thực hóa “lợi thế đi sau”. Ngoài cú hích lớn, các lý thuyết thời hậu chiến chú trọng vào nhu cầu bảo hộ ngành công nghiệp trong nước khỏi cạnh tranh nước ngoài. Ý tưởng là các ngành nội địa mới thành lập cần thời gian để phát triển năng lực công nghệ và quản lý trước khi họ có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. “Bảo hộ ngành non trẻ” là ý tưởng xưa cũ xuất phát từ những năm 1700 và được sử dụng triệt để ở Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc, và Đài Loan.2 Nhật, Hàn Quốc, và Đài Loan tỏ ra khôn ngoan trong việc vừa bảo hộ ngành nội địa ở thị trường nước nhà vừa trợ giá xuất khẩu để khuyến khích doanh nghiệp nội địa nắm bắt thị trường hải ngoại rộng lớn. Trong thập niên 50, nhiều nhà kinh tế ở Mỹ Latin và nơi khác đã xem thế giới như chia thành hai nhóm quốc gia “chính” và “phụ”. Nhóm quốc gia chính xuất khẩu hàng sản xuất công nghiệp và quốc gia phụ sản xuất nông sản, năng lượng và khoáng sản. Nhà kinh tế Argentina Raul Prebisch đưa ra giả thuyết rằng giá hàng sản xuất công nghiệp thường tăng ứng với nguyên liệu thô. Các nước đang phát triển do đó đang chơi cuộc chơi không có hậu, họ phải sản xuất ngày càng nhiều tài nguyên để mua lượng hàng sản xuất công nghiệp tương đương. Ông đề xuất các nước đang phát triển nên bảo hộ khu vực công nghiệp trong nước và tập trung sản xuất cho thị trường nội địa. Luận thuyết của Prebisch tỏ ra không chính xác. Tỉ lệ thương mại giữa nguyên liệu thô và hàng sản xuất công nghiệp luôn biến động và chưa từng theo một xu hướng nhất 1 Paul ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chính sách phát triển - Ghi chú Bài giảng 8: Thể chế và chính sách công nghiệp hóa Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách phát triển Thể chế và chính sách công nghiệp hóa Niên khóa 2012-2014 Ghi chú Bài giảng Ghi chú Bài giảng 8 Thể chế và chính sách công nghiệp hóa Ba bài giảng trước chúng ta đã giới thiệu tiến trình công nghiệp hóa ở thế giới đang phát triển, qua đó chúng ta đã đưa ra hai giả định cơ bản: 1. Công nghiệp hóa ở thế giới đang phát triển diễn ra trong bối cảnh lao động dư thừa, có thể chuyển từ hoạt động năng suất thấp sang công việc năng suất cao mà không làm giảm sản lượng trong khu vực truyền thống; 2. Lợi thế của ngành sản xuất công nghiệp so với các ngành khác là khả năng đạt được suất sinh lợi tăng dần theo qui mô, sao cho những đầu tư lớn vào công nghiệp sẽ tạo ra tăng trưởng nhanh chóng về năng suất và lợi nhuận, giúp tích lũy vốn nhanh hơn. Đây là hai giả định cơ bản trong mô hình Lewis, cho thấy những chuyển dịch lao động từ khu vực truyền thống sang hiện đại đã thúc đẩy tiến trình phát triển như thế nào. Suất sinh lợi tăng dần theo qui mô là lý do chính mà sản xuất công nghiệp từ lâu đã trở thành cỗ máy cho phát triển kinh tế, và đến nay vẫn như vậy. Suất sinh lợi tăng dần hiện hữu trong các doanh nghiệp nói riêng và ngành công nghiệp nói chung nhờ tác động lan tỏa. Tăng trưởng giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp nhanh hơn sẽ đi kèm với tăng trưởng năng suất nhanh hơn vì kiến thức và kỹ năng đạt được trong một doanh nghiệp hoặc ngành sẽ được phổ biến sang nơi khác. “Vừa học vừa làm” hình thành nên kỹ năng và đổi mới sáng tạo khi đầu tư gia tăng trong ngành sản xuất công nghiệp. Hơn nữa, sự hiện diện của các ngành hạ nguồn cũng tạo ra thị trường đầu vào sản xuất: ngành may mặc năng động đẩy mạnh cầu vải sợi; ngành nội thất hình thành nhu cầu gỗ ván, keo dán, dụng cụ nội thất. Suất sinh lợi tăng dần theo qui mô cũng là một nhân tố trong Cuộc Cách mạng Kinh doanh toàn cầu, là sự tập trung chưa từng có năng lực công nghệ và vốn vào một nhóm nhỏ doanh nghiệp đi đầu thế giới trong mỗi tiểu ngành hoặc nhóm sản phẩm. Giả định ở đây cho rằng lao động thất nghiệp hoặc khiếm dụng có nghĩa là cung và cầu không tự động cân bằng, và đầu tư có thể không đủ để cân bằng thị trường lao động. Thặng dư lao động và suất sinh lợi tăng dần theo qui mô không dễ dàng khớp nối vào mô hình kinh tế chuẩn về thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Trong những mô hình này, tất cả yếu tố sản xuất, gồm lao động và vốn, là được toàn dụng. Không có thất nghiệp hoặc thất nghiệp giả tạo, và đầu tư luôn bằng tiết kiệm. Suất sinh lợi trên vốn là như nhau trong tất cả hoạt động. Thể chế duy nhất trong mô hình chuẩn là thị trường: không có nghiệp đoàn lao động, không có chính phủ và cả ngân hàng. Khuyến nghị chính sách quan trọng từ mô hình chuẩn là chính phủ nên cố gắng xóa bỏ mọi trở ngại đối với giao dịch thị trường. Chính sách can thiệp thị trường sẽ ngăn chặn Jonathan Pincus 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Chính sách phát triển Thể chế và chính sách công nghiệp hóa Niên khóa 2012-2014 Ghi chú Bài giảng thị trường lao động và vốn không đạt được cân bằng, làm giảm hiệu quả sản xuất và trao đổi. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng mô hình chuẩn nhắm đến minh họa hoạt động của các nguyên lý kinh tế với giả định toàn dụng và suất sinh lợi không đổi theo qui mô. Nếu những giả định này không có giá trị, thì sự phù hợp chính sách của mô hình này sẽ bị hạn chế. Xu hướng chính sách Trong thực tế, phát triển công nghiệp bị giới hạn bởi cầu nội địa hàng sản xuất công nghiệp không đủ, thiếu đầu tư và thiếu kỹ năng và năng lực công nghệ. Tư duy phát triển hậu Thế Chiến II đề xuất nỗ lực đầu tư đại trà để đạt lợi thế theo qui mô và tạo ngoại tác tích cực xuyên suốt các ngành và kết quả đạt được. Paul Rosenstein-Rodan, nhà kinh tế học người Úc có nhiều năm giảng dạy tại MIT, năm 1943 đề xuất nỗ lực đầu tư “cú hích lớn” vào Đông Âu để cung cấp việc làm cho lao động khiếm dụng trong nông nghiệp và để đạt lợi thế theo qui mô cũng như lợi thế bên ngoài tích cực.1 Nhớ rằng Alexander Gerschenkron đã nói các nước công nghiệp hóa sau này ở châu Âu đã tài trợ đầu tư qui mô lớn để tiếp nhận công nghệ nước ngoài và hiện thực hóa “lợi thế đi sau”. Ngoài cú hích lớn, các lý thuyết thời hậu chiến chú trọng vào nhu cầu bảo hộ ngành công nghiệp trong nước khỏi cạnh tranh nước ngoài. Ý tưởng là các ngành nội địa mới thành lập cần thời gian để phát triển năng lực công nghệ và quản lý trước khi họ có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. “Bảo hộ ngành non trẻ” là ý tưởng xưa cũ xuất phát từ những năm 1700 và được sử dụng triệt để ở Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Hàn Quốc, và Đài Loan.2 Nhật, Hàn Quốc, và Đài Loan tỏ ra khôn ngoan trong việc vừa bảo hộ ngành nội địa ở thị trường nước nhà vừa trợ giá xuất khẩu để khuyến khích doanh nghiệp nội địa nắm bắt thị trường hải ngoại rộng lớn. Trong thập niên 50, nhiều nhà kinh tế ở Mỹ Latin và nơi khác đã xem thế giới như chia thành hai nhóm quốc gia “chính” và “phụ”. Nhóm quốc gia chính xuất khẩu hàng sản xuất công nghiệp và quốc gia phụ sản xuất nông sản, năng lượng và khoáng sản. Nhà kinh tế Argentina Raul Prebisch đưa ra giả thuyết rằng giá hàng sản xuất công nghiệp thường tăng ứng với nguyên liệu thô. Các nước đang phát triển do đó đang chơi cuộc chơi không có hậu, họ phải sản xuất ngày càng nhiều tài nguyên để mua lượng hàng sản xuất công nghiệp tương đương. Ông đề xuất các nước đang phát triển nên bảo hộ khu vực công nghiệp trong nước và tập trung sản xuất cho thị trường nội địa. Luận thuyết của Prebisch tỏ ra không chính xác. Tỉ lệ thương mại giữa nguyên liệu thô và hàng sản xuất công nghiệp luôn biến động và chưa từng theo một xu hướng nhất 1 Paul ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Chính sách phát triển Chính sách phát triển Thể chế công nghiệp hóa Chính sách công nghiệp hóa Công nghiệp hóa Chính sách can thiệp thị trường Can thiệp thị trườngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chất lượng tiếp cận dịch vụ y tế của người nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
10 trang 189 0 0 -
Bài tiểu luận kinh tế chính trị
25 trang 185 0 0 -
Bài thuyết trình: Công nghiệp hóa trước đổi mới
25 trang 179 0 0 -
Đồ án tốt nghiệp: Thiết kế tuyến đường qua Thăng Bình và Hiệp Đức - Tỉnh Quảng Nam
0 trang 177 0 0 -
131 trang 132 0 0
-
Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp
19 trang 119 0 0 -
Chủ đề 6: Khoa học công nghệ đối với công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam
33 trang 117 0 0 -
Đề tài Khoa học công nghệ được coi là nền tảng và động lực của sự nghiệp CNH - HĐH ở Việt Nam
28 trang 98 0 0 -
Phát huy vai trò của trí thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay
3 trang 97 0 0 -
50 trang 87 0 0