Danh mục

Bài giảng Chương 12: Nguồn tài trợ ngắn hạn - PGS.TS. Trương Đông Lộc

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 111.18 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng chương 12 "Nguồn tài trợ ngắn hạn" dưới đây để nắm bắt được những nội dung về lý do công ty sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tài trợ bằng các khoản phải thu, tài trợ bằng hàng tồn kho,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương 12: Nguồn tài trợ ngắn hạn - PGS.TS. Trương Đông Lộc NGUỒN TÀI TRỢ NGẮN HẠN (SHORT-TERM FINANCING) PGS.TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC KHOA KINH TẾ - QTKD, ĐH CẦN THƠ NỘI DUNG CHƯƠNG 12  Lý do công ty sử dụng nguồn tài trợ ngắn hạn  Tín dụng thương mại  Tín dụng ngân hàng  Tài trợ bằng các khoản phải thu  Tài trợ bằng hàng tồn kho 2 LÝ DO CÔNG TY SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NGẮN HẠN - Dòng tiền hoạt động không đáp ứng được nhu cầu tài trợ cho tăng trưởng. - Tận dụng cơ hội thị trường - Công ty thích nguồn vốn ngắn hạn hơn dài hạn bởi những lý do: • Dễ tiếp cận • Thường có chi phí vốn thấp • Phù hợp với tài sản ngắn hạn 3 NGUỒN VỐN TÀI TRỢ NGẮN HẠN - Thuế và tiền lương phải trả - Tín dụng thương mại (phải trả người bán) - Tín dụng ngân hàng - Tài trợ bằng các khoản phải thu (accounts receivable loans) - Tài trợ bằng giá trị hàng tồn kho (inventory loans) 4 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI (1) - TDTM là hình thức tín dụng tự phát khi người mua được trì hoãn việc thanh toán cho người bán. - Thời hạn thanh toán thường được thỏa thuận giữa người mua và người bán - Lãi suất của TDTM thường được ẩn trong giá bán (giá bán cao hơn so với giá bán trả ngay) - Lãi suất cũng có thể đo lường thông qua phần chiết khấu mà người bán dành cho người mua khi họ thanh toán trước hạn. 5 TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI (2) - Ví dụ: Giả sử Cty mua chịu một lượng hàng hóa trị giá 100 triệu đồng với điều kiện 2/10 net 60 (được chiết khấu 2% nếu người mua thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày ghi trên hóa đơn, thời hạn bạn chịu là 60 ngày) - Chi phí của tín dụng thương mại trong trường hợp này là phần chiết khấu mà công ty không nhận được do trả chậm. - Lãi suất tương đương = 2/98 x 365/50 = 14,9% 6 TÍN DỤNG NGÂN HÀNG - Là nguồn vốn thường được công ty sử dụng để tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu. - Thông thường, ngân hàng yêu cầu công ty phải có tài sản đảm bảo cho các khoản vay. - Thường có chi phí vốn thấp hơn tín dụng thương mại - Cty thường sử dụng nguồn vốn này để trả trước hạn các khoản bán chịu để nhận lấy các khoản chiết khấu. 7 TÀI TRỢ BẰNG CÁC KHOẢN PHẢI THU (1) - Cầm cố các khoản phải thu (Pledging) • Ngân hàng cho vay với một tỷ lệ nhất định trên giá trị các khoản phải thu nhưng không nắm quyền sở hữu các khoản nợ này. • Các khoản phải thu được xem như là tài sản thế chấp cho khoản tín dụng từ ngân hàng. • Nếu khoản tín dụng không được thanh toán đúng hạn thì ngân hàng có quyền sở hữu các khoản phải thu của công ty để thu hồi các khoản cho vay và lãi. 8 TÀI TRỢ BẰNG CÁC KHOẢN PHẢI THU (2) • Các khoản tiền thu được lớn hơn các khoản phải trả ngân hàng sẽ thuộc về công ty. • Các ngân hàng thường cho vay từ 50-80% giá trị các khoản phải thu. • Giá trị khoản tín dụng tùy thuộc vào uy tín của công ty và chất lượng của các khoản phải thu đem cầm cố (thời gian đến hạn thanh toán, uy tín của khách hàng). - Bao thanh toán (Factoring) • Đây là nghiệp vụ trong đó ngân hàng mua lại các khoản nợ từ công ty với một mức chiết khấu và gánh chịu các rủi ro trong việc thu hồi nợ. 9 TÀI TRỢ BẰNG GIÁ TRỊ HÀNG TỒN KHO - Đây là hình thức tài trợ của NH, trong đó hàng tồn kho được xem như là TS đảm bảo cho các khoản tín dụng. - Trở ngại lớn nhất của hình thức tài trợ này là việc xác định giá trị và quản lý hàng tồn kho. - Vì vậy, các khoản tín dụng thường chỉ là một tỷ lệ nhỏ so với giá trị hàng tồn kho. - Tỷ lệ cho vay của NH tùy thuộc vào loại HH tồn kho. - Hàng tồn kho có dòng đời dài (gỗ, sắt, thép) tỷ lệ cho vay cao hơn hàng tồn kho dễ hư hỏng. 10

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: