Danh mục

Bài giảng Chương 2: Giáo dục thể chất cho trẻ khiếm thị mầm non

Số trang: 16      Loại file: ppt      Dung lượng: 325.00 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Chương 2: Giáo dục thể chất cho trẻ khiếm thị mầm non trình bày về ảnh hưởng của khiếm thị đến sự phát triển thể chất của trẻ; phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ khiếm thị mầm non. Bài giảng phục vụ cho các bạn chuyên ngành Giáo dục đặc biệt và những ngành có liên quan.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương 2: Giáo dục thể chất cho trẻ khiếm thị mầm nonCHƯƠNG 2. GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ KHIẾM THỊ MẦM NON Chương 2. Giáo dục thể chất cho trẻ khiếm thị lứa tuổi mầm non. 2.1. Ảnh hưởng của khiếm thị đến sự phát triển thể chất của trẻ. 2.2. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ khiếm thị mầm non.2.1. Ảnh hưởng của khiếm thịđến sự phát triển thể chất của trẻ Ngay từ khi chào đời, trẻ khiếm thị do thiếu các yếu tố kích thích nên thường nằm một nơi, thậm chí rất ít khi vận động. Hình ảnh thị giác là những kích thích đầu tiên kích thích các cơ bắp vận động rồi sau đó mới tới âm thanh. Trẻ khiếm thị bẩm sinh bị thiếu hụt những kích thích cơ bản nhất đã làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là các giai đoạn phát triển vận động của trẻ bị kéo dài hoặc chậm trễ. Kĩ năng ngẩng đầu, chống tay lên sàn là những kĩ năng đầu tiên hết sức quan trọng, khởi phát cho các vận động tiếp theo nhưng cũng bị chậm trễ. Các kĩ năng vận động khác như ngồi, bò, đi, chạy,...đều chậm trễ đáng kể. Việc chậm trễ của vận động thô sẽ kéo theo những hạn chế của vận động tinh. Trẻ khiếm thị gặp khó khăn khi di chuyển một mình, đặc biệt là khi trẻ phải di chuyển tới một địa điểm không quen thuộc. Va đụng vào đồ vật, bước đi không vững chãi, không tự tin là những đặc điểm thường thấy ở trẻ khiếm thị khi vận động.2.2.Phương pháp giáo dục thểchất cho trẻ khiếm thị MN  Đối với trẻ khiếm thị. Sự chuyển động có thể làm cho trẻ hỏang sợ. Do đó trẻ thường được bế và ít có cơ hội để luyện tập phát triển cơ ta và cơ chân cho khỏe. Trẻ khiếm thị cần có sự khuyến khích vận động nhiều hơn vì trẻ không biết xung quanh mình là một thế giới đầy lý thú cần khám phá.  Hãy giúp trẻ làm quen với các động tác bằng cách khuyến khích trẻ cử động ngay khi mới ra đời.PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG VẬNĐỘNG THÔ (Trang 39) 3.2.1.Gíup trẻ phát triển việc điều khiển đầu Các cơ cổ của trẻ phát triển mạnh khi trẻ nằm sấp và nâng đầu mình lên. Tuy nhiên trẻ khiếm thị không thích nằm sấp. Các biện pháp giúp trẻ nâng đầu lên: *Đặt trẻ nằm lên ngực người lớn. Hãy nói chuyện với trẻ để trẻ nghe thấy tiếng nói hoặc trẻ muốn chạm, sờ vào mặt người lớn. Hãy dùng tay ôm ngang lưng trẻ và đu đưa trẻ. “Con có thấy mặt mẹ (cô) không? *Đặt trẻ nằm trên hai đầu gối và hai tay giữ trẻ. Đu đưa trẻ bằng cách lắc lưu hai đầu gối. Đây là cách dễ nhật để giữ trẻ và kích thích trẻ nâng cầm và làm cứng khỏe các cơ cổ và làm cơ sở giúp trẻ bò. * Hãy để trẻ càm nhận về một đồ chơi phát ra âm thanh, sau đó lắc đồ chơi này cách trẻ khỏang 15cm phía trên đầu trẻ. Trẻ sẽ nhấc đầu dậy để lắng nghe tiếng động, âm thanh. 2.2.2.Khuyến khích trẻ với tới và cầm nắm các đồ vật, đồ chơi *Cho trẻ sờ vào các đồ vật với một cảm giác khác nhau, ví dụ: những đồ chơi gồ ghề, nhẵn nhụi, hoặc bằng lông. Sau khi trẻ bắt đầu chơi với đồ chơi, hãy đẩy những đồ chơi này ra xa khỏi tầm với của trẻ. Vỗ lên những đồ chơi này đang đặt trên nền nhà để trẻ biết được chúng đang ở đâu. *Lắc đồ chơi có âm thanh cho đến khi trẻ với được đồ chơi đó (lúc đầu người lớn có thể đẩy nhẹ khủy tay của trẻ về phía đồ vật). Sau đó khuyến khích trẻ lắc đồ chơi đó và chuyển vật từ tay nọ sang tay kia. Việc này sẽ giúp trẻ biết được những tiếng động phát ra từ đâu và sẽ làm hai tay trẻ cứng cáp hơn. *Buộc đồ chơi vào quần áo hay vào tay của trẻ bằng một sợi dây ngắn. Nếu trẻ đánh rơi, hướng dẫn tay trẻ lần theo sợi dây cho đến khi trẻ lấy được đồ vật. Điều này sẽ khuyến khích trẻ tự lấy được đồ vật và biết được khi đánh rơi thì đồ vật cũng không biến mất. *Để một số đồ chơi ở một vị trí nhất định để trẻ có thể biết tìm được chúng ở đâu. 2.2.3.Giúp trẻ lật (lẫy) Trẻ sẽ biết lật khi trẻ muốn với tới một vật nào đó. Khi đầu, cổ và vai của trẻ khỏe. trẻ sẽ ngẩng đầu và quay người về phía âm thanh. Lúc này trẻ chuẩn bị lẫy. -Khi trẻ đang nằm sấp, hãy lắc đồ chơi phát ra âm thanh ngay phía trên đầu trẻ để kích thích trẻ ngẩng đầu lên. Khi trẻ nắm được đồ chơi, hãy đưa đồ chơi về phía sau trẻ để giúp trẻ nằm ngữa lại. “Bin, giữ lấy nhé, cô đang kéo con lên”. -Đặt trẻ nằm nghiêng có chặn cái gối, chăn, mền ở sau lưng trẻ. Lắc mạnh đồ chơi phát ra âm thanh phía trước mặt trẻ. Sau đó chuyển đồ chơi xuống dưới sàn nhà. Trẻ sẽ quay đầu và vai theo đồ chơi và sẽ lật xuống để nằm sấp bụng. -Khi trẻ nằm sấp, người lớn dùng một vật phát ra âm thanh để tập trung sự chú ý của trẻ. Nhưng khi trẻ nghiêng người sang để lấy đồ chơi, người lớn di chuyển đồ vật về phía trên để trẻ phải với lên xa hơn. Nếu trẻ khỏe sẽ nghiêng người sang bên và sau đó nằm ngữa lại. -Khi trẻ nằm sấp hãy khuyến khích trẻ với lấy đồ chơi phát ra âm thanh bằng cách nghiêng người sang một bên. Giúp trẻ lật người về phía đồ chơi phát ra âm thanh ở tư thế nằm nghiêng hoặc nằm sấp. 2.2.4.Tập trẻ ngồi Nếu trẻ vẫn chưa tự ngồi được, người lớn dạy cho trẻ khiếm thị tập ngồi *Đặt trẻ lên hai đầu gối, mắt trẻ hướng về phía người lớn, hai tay đỡ sau lưng trẻ và nói chuyên với trẻ:” Bin ơi! Bây giờ con lớn rồ. hãy ngồi ngoan nào!”. *Người lớn ngồi phía sau trẻ, cho trẻ dựa lưng vào người và dần dần tập trẻ tự ngồi không cần đỡ. *Chơi “Nhong nhong”. Giữ lỏng trẻ trên hai đầu gối của người lớn. Nhẹ nhàng nhấc một đầu gối lên để trẻ dựa vào một ít một bên. Sau đó cong đầu gối khác lại. Trẻ sẽ biết cách di chuyển cơ thể của trẻ để tự giữ thăng bằng. Vừa thực hiện vận đậng vừa lắc lư trẻ và hát bài: “Nhong nhong nhong nhong Ngựa phi nhanh nhanh.Ngựa gỗ xinh đẹp Cùng em chơi ngoan Nhong nhong nhong” Hoặc : “Nhong nhong nhong cha làm con ngựa Để cho con vui cưỡi trên lưng.Nhong nhong nhong cha làm con2.2.5.Dạy trẻ tập bò Để bò được, trẻ cần có hai cánh tay và hai vai khỏe. Trẻ cũng phải tự giữ thăng bằng trong khi nhắc người từ bên nọ sang bên kia. Những động tác dưới đâ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: