Thông tin tài liệu:
MỤC TIÊU Chương này trình bày các giao dịch phái sinh trên thị trường ngoại hối nhằm cung cấp nền tảng kiến thức thực hiện các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá sẽ được trình bày trong các chương sau. Học xong chương này sinh viên có thể: Hiểu được khái niệm, nội dung giao dịch và đặc điểm của từng loại giao dịch phái sinh trên thị trường ngoại hối, bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao sau và hợp đồng quyền chọn. Biết được mục tiêu và công...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương 3:CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
Chương 3:
CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TRÊN THỊ TRƯỜNG
NGOẠI HỐI
MỤC TIÊU
HỢP ĐỒNG KỲ HẠN
HỢP ĐỒNG HOÁN ĐỔI
HỢP ĐỒNG GIAO SAU
HỢP ĐỒNG QUYỀN CHỌN
CÂU HỎI ÔN TẬP
BÀI TẬP THỰC HÀNH
BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN
MỤC TIÊU
Chương này trình bày các giao dịch phái sinh trên thị trường ngoại hối nhằm cung cấp nền tảng
kiến thức thực hiện các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá sẽ đ ược trình bày trong các chương sau.
Học xong chương này sinh viên có thể:
Hiểu được khái niệm, nội dung giao dịch và đặc điểm của từng loại giao dịch phái sinh
trên thị trường ngoại hối, bao gồm hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng giao
sau và hợp đồng quyền chọn.
Biết được mục tiêu và công dụng của từng loại giao dịch phái sinh trên thị trường ngoại
hối.
Nắm được thực tiễn giao dịch các công cụ phái sinh trên thị trường ngoại hối Việt Nam.
HỢP ĐỒNG KỲ HẠN
Khái quát về giao dịch ngoại tệ kỳ hạn
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn được thực hiện trên thị trường gọi là thị trường hối đoái kỳ hạn. Thị
trường hối đoái kỳ hạn (forward markets) là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ
kỳ hạn. Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn là hợp đồng mua bán ngoại tệ mà việc chuyển giao
ngoại tệ được thực hiện sau một thời hạn nhất định kể từ khi thỏa thuận hợp đồng. Lý do xuất
hiện thị trường này là để cung cấp phương tiện phòng ngừa rủi ro hối đoái, tức là rủi ro phát sinh
do sự biến động bất thường của tỷ giá. Với tư cách là công cụ phòng ngừa rủi ro, hợp đồng kỳ
hạn được sử dụng để cố định khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước, bất
chấp sự biến động tỷ giá trên thị trường.
Tham gia giao dịch trên thị trường này chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các công ty
đa quốc gia, các nhà đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế và các công ty xuất nhập khẩu, tức là
những người mà hoạt động của họ thường xuyên chịu ảnh hưởng một cách đáng kể bởi sự biến
động của tỷ giá. Khi có nhu cầu giao dịch ngoại tệ, hai bên ngân hàng và khách hàng thoả thuận
giao dịch và ký kết hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn. Thị trường hối đoái kỳ hạn chính là thị
trường thực hiện giao dịch loại hợp đồng này.
Ở Việt Nam giao dịch hối đoái kỳ hạn chính thức ra đời từ khi Ngân hàng Nhà nước ban
hành Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái kèm theo Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày
10 tháng 01 năm 1998. Theo quy chế này giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên
cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định và việc thanh
toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Quy chế này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao
dịch do ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và phát triển yết giá hoặc do hai bên tham gia
giao dịch tự tính toán và thoả thuận với nhau, nhưng phải bảo đảm trong biên độ qui định giới
hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nuớc tại thời điểm ký kết hợp đồng.
Loại hợp đồng kỳ hạn
Trên thị trường hối đoái quốc tế nói chung có hai loại hợp đồng hối đoái kỳ hạn: hợp đồng
outright và hợp đồng swap. Hợp đồng outright là sự thỏa thuận giữa một ngân hàng và khách
hàng không phải ngân hàng (nonbank customer) nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro hối đoái cho
khách hàng. Về nguyên tắc, trước khi hợp đồng đến hạn chưa có việc chuyển giao tiền tệ giữa các
bên tham gia hợp đồng. Tuy nhiên, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ với một mức tối
thiểu nào đó hoặc thế chấp tài sản để đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng. Tiền ký quỹ trong
phạm vi tối thiểu, theo thỏa thuận, không được hưởng lãi nhưng khách hàng có thể được hưởng
phần lợi tức (trong trường hợp thế chấp tài sản tài chính) phát sinh từ tài sản thế chấp.
46
Ngày nay, phần lớn các hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng swap. Hợp đồng swap là loại
hợp đồng kỳ hạn giữa hai ngân hàng theo đó hai bên đồng ý hoán đổi một số lượng ngoại tệ nhất
định vào một ngày xác định và sau đó hoán đổi ngược lại ở một ngày trong tương lai theo một tỷ
giá khác với tỷ giá hoán đổi lần đầu. Như vậy, hợp đồng swap gồm hai lần hoán đổi ngoại tệ,
trong đó phần lớn hoán đổi lần đầu là giao dịch giao ngay và hợp đồng swap như vậy gọi là hợp
đồng hoán đổi giao ngay-kỳ hạn (spot-forward swaps).
Tuy nhiên, hợp đồng hoán đổi kỳ hạn-có kỳ hạn (forward-forward swaps), tức là hoán đổi
ngoại tệ kỳ hạn ở cả lần đầu và lần sau, cũng khá phổ biến. Chương sau sẽ xem xét kỹ hơn về hợp
đồng swap.
Ở Việt Nam hợp đồng kỳ hạn mặc dù đã được chính thức đưa ra thực hiện từ năm 1998
nhưng đến nay nhu cầu giao dịch loại hợp đồng này vẫn chưa nhiều. Lý do một mặt là khách
hàng vẫn chưa am hiểu lắm về loại giao dịch này. Mặt khác, do cơ chế điều hành tỷ giá của Ngân
hàng Nhà nước trong suốt thời gian qua khá ổn định theo hướng VND giảm giá từ từ so với ngoại
tệ để khuyến khích xuất khẩu nhưng vẫn đảm bảo ổn định đối với hoạt động nhập khẩu. Chính lý
do này khiến các nhà xuất khẩu không cảm thấy lo ngại ngoại tệ xuống giá khi ký kết hợp đồng
xuất khẩu nên không có nhu cầu bán ngoại tệ kỳ hạn. Về phía nhà nhập khẩu, tuy ngoại tệ có lên
giá so với VND khiến nhà nhập khẩu lo ngại, nhưng sự lên giá của ngoại tệ vẫn được Ngân hàng
Nhà nước giữ ở mức có thể kiểm soát được nên nhà nhập khẩu vẫn chưa thực sự cần giao dịch kỳ
hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Tuy nhiên, sau khi Việt Nam gia nhập WTO và dần dần hội nhập
tài chính với quốc tế thì Ngân hàng Nhà nước sẽ bớt dần can thiệp vào thị trườn ...