Bài giảng Chương V: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại
Số trang: 90
Loại file: ppt
Dung lượng: 1.15 MB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Triết học phương Tây hiện đại bao gồm những khuynh hướng triết học ngoài triết học Mác, ra đời và phát triển mạnh trong thời kỳ tổng khủng hoảng của CNTB. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này mời các bạn tham khảo "Bài giảng Chương V: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương V: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại Chương V MỘT SỐ TRÀO LƯU TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI Triết học phương Tây hiện đại bao gồm những khuynh hướng triết học ngoài triết học Mác, ra đời và phát triển mạnh trong thời kỳ tổng khủng hoảng của CNTB. Nó phản ánh những mâu thuẫn, bế tắc của CNTB hiện đại: các hệ thống triết học tư biện trở nên lỗi thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, hai cuộc chiến tranh thế giới do chủ nghĩa đế quốc gây ra, tình trạng khủng hoảng tâm lý, tính dục trong xã hội hiện đại, vấn đề tôn giáo, v.v.. Triết học phương Tây hiện đại có nhiều khuynh hướng khác nhau, đối lập nhau nhưng đều phản ánh những khía cạnh khác nhau của xã hội tư bản và thể hiện sự bế tắc trong việc giải quyết những vấn đề do xã hội tư bản đặt ra. Các khuynh hướng chủ yếu: duy khoa học (chủ nghĩa thực chứng mới, triết học phân tích, triết học ngôn ngữ, triết học khoa học) nhân bản phi lý tính (chủ nghĩa hiện sinh) triết học thực tiễn (chủ nghĩa thực dụng) đề cao vô thức (chủ nghĩa Phơrơt) điều hòa tôn giáo với khoa học (chủ nghĩa Tômat mới) I. Trào lưu triết học duy khoa học Trào lưu triết học duy khoa học ra đời từ thế kỷ XIX, đại biểu là chủ nghĩa thực chứng. 1) Nguồn gốc ra đời và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa thực chứng Các hệ thống triết học tư biện (nhất là triết học Hêghen, triết học tôn giáo …) tỏ ra lỗi thời và bất lực trong việc nhận thức và giải quyết những mâu thuẫn xã hội. Các nhà thực chứng rất căm ghét tính chất tư biện của siêu hình học cũ và tìm cách xóa bỏ nó. - Do chưa xác định đúng đối tượng của triết học nên khi phủ nhận triết học tư biện, họ cũng phủ nhận luôn cả chức năng thế giới quan của triết học. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự ứng dụng rộng rãi toán học và lôgíc toán trong khoa học dẫn đến khuynh hướng tuyệt đối hóa toán học, lôgíc học, khoa học thực nghiệm, quy chức năng triết học chỉ còn công cụ phân tích lôgic, phân tích ngôn ngữ phục vụ cho khoa học, cho rằng tất cả các mệnh đề lý luận đều có thể chứng minh hay bác bỏ bằng quan sát và thực nghiệm khoa học . Quá trình phát triển của chủ nghĩa thực chứng qua 3 hình thức: Hình thức thứ nhất của CN thực chứng ra đời từ đầu thế kỷ XIX. Người khởi xướng là nhà triết học Pháp Ô. Côngtơ (Auguste Comte, 1798–1857 ), các đại biểu nổi tiếng khác là nhà triết học Anh H. Xpenxơ (Herbert Spencer, 18201903), Gi. Millơ (John Stuart Mill, 18061873). Hình thức thư hai của chủ nghĩa thực chứng là chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán với các đại biểu là nhà triết học Áo Makhơ (Ernst Mach, 18381916) và nhà triết học Đức Avênariut (R. Avenarius, 1831 1896). Hình thức thứ ba là chủ nghĩa thực chứng mới ra đời sau Thế chiến I và phát triển mạnh mẽ vào những năm 50. Những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa thực chứng mới là, Ludwig Wittgenstein và Rudolf Carnap. Ngoài những khuynh hướng thuộc về chủ nghĩa thực chứng, trào lưu triết học duy khoa học còn có một số khuynh hướng khác. 2) Một số khuynh hướng thuộc trào lưu triết học duy khoa học hiện đại (triết học phân tích và triết học ngôn ngữ; chủ nghĩa thực chứng lôgic hay chủ nghĩa kinh nghiệm lôgic; triết học khoa học). a) Triết học phân tích và triết học ngôn ngữ Đại biểu xuất sắc là B. Russell và L. Wittgenstein Bertrand Russell (18721970). Ông sinh ở Trelleck, Wales. Là nhà toán học, triết học, lôgíc học, xã hội học Anh, được giải thưởng Nobel văn học năm 1950. Về mặt triết học ông là người khôi phục lại chủ nghĩa kinh nghiệm trong lý luận nhận thức. Trong tác phẩm Tri thức của chúng ta về thế giới bên ngoài (Our Knowledge of the External World, 1926) và tác phẩm Tìm hiểu về ý nghĩa và chân lý (Inquiring into Meaning and Truths, 1962), ông giải thích rằng: Mọi tri thức thực sự của chúng ta đều được xây dựng từ những kinh nghiệm trực tiếp. B. Russell là người sáng lập thuyết nguyên tử lôgíc (logical atomism). Theo ông, yếu tố cấu tạo nên thế giới không phải là những nguyên tử vật chất, mà là những đơn vị lôgíc, tức là những phán đoán nhỏ nhất, đơn giản nhất, dựa trên cơ sở tri giác cảm tính. Ông muốn xóa bỏ sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Ông cho rằng tinh thần và vật chất chẳng qua là những hình thức khác nhau của kinh nghiệm: tài liệu chủ quan là kinh nghiệm trực tiếp và tài liệu khách quan là kinh nghiệm gián tiếp. Ông phủ nhận ý nghĩa của mọi vấn đề triết học truyền thống và quy đối tượng và nhiệm vụ của triết ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương V: Một số trào lưu triết học phương Tây hiện đại Chương V MỘT SỐ TRÀO LƯU TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI Triết học phương Tây hiện đại bao gồm những khuynh hướng triết học ngoài triết học Mác, ra đời và phát triển mạnh trong thời kỳ tổng khủng hoảng của CNTB. Nó phản ánh những mâu thuẫn, bế tắc của CNTB hiện đại: các hệ thống triết học tư biện trở nên lỗi thời, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, hai cuộc chiến tranh thế giới do chủ nghĩa đế quốc gây ra, tình trạng khủng hoảng tâm lý, tính dục trong xã hội hiện đại, vấn đề tôn giáo, v.v.. Triết học phương Tây hiện đại có nhiều khuynh hướng khác nhau, đối lập nhau nhưng đều phản ánh những khía cạnh khác nhau của xã hội tư bản và thể hiện sự bế tắc trong việc giải quyết những vấn đề do xã hội tư bản đặt ra. Các khuynh hướng chủ yếu: duy khoa học (chủ nghĩa thực chứng mới, triết học phân tích, triết học ngôn ngữ, triết học khoa học) nhân bản phi lý tính (chủ nghĩa hiện sinh) triết học thực tiễn (chủ nghĩa thực dụng) đề cao vô thức (chủ nghĩa Phơrơt) điều hòa tôn giáo với khoa học (chủ nghĩa Tômat mới) I. Trào lưu triết học duy khoa học Trào lưu triết học duy khoa học ra đời từ thế kỷ XIX, đại biểu là chủ nghĩa thực chứng. 1) Nguồn gốc ra đời và các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa thực chứng Các hệ thống triết học tư biện (nhất là triết học Hêghen, triết học tôn giáo …) tỏ ra lỗi thời và bất lực trong việc nhận thức và giải quyết những mâu thuẫn xã hội. Các nhà thực chứng rất căm ghét tính chất tư biện của siêu hình học cũ và tìm cách xóa bỏ nó. - Do chưa xác định đúng đối tượng của triết học nên khi phủ nhận triết học tư biện, họ cũng phủ nhận luôn cả chức năng thế giới quan của triết học. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, sự ứng dụng rộng rãi toán học và lôgíc toán trong khoa học dẫn đến khuynh hướng tuyệt đối hóa toán học, lôgíc học, khoa học thực nghiệm, quy chức năng triết học chỉ còn công cụ phân tích lôgic, phân tích ngôn ngữ phục vụ cho khoa học, cho rằng tất cả các mệnh đề lý luận đều có thể chứng minh hay bác bỏ bằng quan sát và thực nghiệm khoa học . Quá trình phát triển của chủ nghĩa thực chứng qua 3 hình thức: Hình thức thứ nhất của CN thực chứng ra đời từ đầu thế kỷ XIX. Người khởi xướng là nhà triết học Pháp Ô. Côngtơ (Auguste Comte, 1798–1857 ), các đại biểu nổi tiếng khác là nhà triết học Anh H. Xpenxơ (Herbert Spencer, 18201903), Gi. Millơ (John Stuart Mill, 18061873). Hình thức thư hai của chủ nghĩa thực chứng là chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán với các đại biểu là nhà triết học Áo Makhơ (Ernst Mach, 18381916) và nhà triết học Đức Avênariut (R. Avenarius, 1831 1896). Hình thức thứ ba là chủ nghĩa thực chứng mới ra đời sau Thế chiến I và phát triển mạnh mẽ vào những năm 50. Những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa thực chứng mới là, Ludwig Wittgenstein và Rudolf Carnap. Ngoài những khuynh hướng thuộc về chủ nghĩa thực chứng, trào lưu triết học duy khoa học còn có một số khuynh hướng khác. 2) Một số khuynh hướng thuộc trào lưu triết học duy khoa học hiện đại (triết học phân tích và triết học ngôn ngữ; chủ nghĩa thực chứng lôgic hay chủ nghĩa kinh nghiệm lôgic; triết học khoa học). a) Triết học phân tích và triết học ngôn ngữ Đại biểu xuất sắc là B. Russell và L. Wittgenstein Bertrand Russell (18721970). Ông sinh ở Trelleck, Wales. Là nhà toán học, triết học, lôgíc học, xã hội học Anh, được giải thưởng Nobel văn học năm 1950. Về mặt triết học ông là người khôi phục lại chủ nghĩa kinh nghiệm trong lý luận nhận thức. Trong tác phẩm Tri thức của chúng ta về thế giới bên ngoài (Our Knowledge of the External World, 1926) và tác phẩm Tìm hiểu về ý nghĩa và chân lý (Inquiring into Meaning and Truths, 1962), ông giải thích rằng: Mọi tri thức thực sự của chúng ta đều được xây dựng từ những kinh nghiệm trực tiếp. B. Russell là người sáng lập thuyết nguyên tử lôgíc (logical atomism). Theo ông, yếu tố cấu tạo nên thế giới không phải là những nguyên tử vật chất, mà là những đơn vị lôgíc, tức là những phán đoán nhỏ nhất, đơn giản nhất, dựa trên cơ sở tri giác cảm tính. Ông muốn xóa bỏ sự đối lập giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Ông cho rằng tinh thần và vật chất chẳng qua là những hình thức khác nhau của kinh nghiệm: tài liệu chủ quan là kinh nghiệm trực tiếp và tài liệu khách quan là kinh nghiệm gián tiếp. Ông phủ nhận ý nghĩa của mọi vấn đề triết học truyền thống và quy đối tượng và nhiệm vụ của triết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Chương V Triết học phương Tây hiện Trào lưu triết học phương Tây hiện đại Trào lưu triết học Trào lưu triết học duy khoa học Triết học khoa họcTài liệu liên quan:
-
Tâm thức về siêu việt hiện sinh trong thơ Xuân Diệu
9 trang 38 0 0 -
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC - CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Phần A
30 trang 30 0 0 -
Quan niệm về con người qua một số triết gia tiêu biểu của chủ nghĩa hiện sinh
6 trang 29 0 0 -
Giáo trình Triết học - Tô Thành Lê
457 trang 28 0 0 -
Tìm hiểu giáo lý 'Tám thức' trong triết học Phật giáo
6 trang 26 0 0 -
Tính cách mạng trong trào lưu Triết học ánh sáng Pháp thế kỷ XVIII
7 trang 25 0 0 -
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TRIẾT HỌC - CHƯƠNG II KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG Phần C
25 trang 25 0 0 -
Phân loại khoa học của Charles Sanders Pierce: Lịch sử, nội dung và ý nghĩa
11 trang 23 0 0 -
324 trang 18 0 0
-
47 trang 16 0 0