Danh mục

Bài giảng Chuyên đề báo cáo tài chính - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 119      Loại file: pdf      Dung lượng: 10.19 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (119 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Chuyên đề báo cáo tài chính được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy. Nội dung bài giảng gồm 2 chương được trình bày như sau: Tổng quan về báo cáo tài chính, hệ thống báo cáo tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chuyên đề báo cáo tài chính - ĐH Phạm Văn Đồng TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG Chuyên đề BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Dùng cho đào tạo tín chỉ) Người biên soạn: Th.S Phạm Thị Minh Hiếu Lưu hành nội bộ - Năm 2016 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCĐKT: Bảng cân đối kế toán BCTC: Báo cáo tài chính BCLCTT: BĐSĐT: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bất động sản đầu tư BHTN: BHXH: Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm xã hội BHYT: CMKT: Bảo hiểm y tế Chuẩn mực kế toán DN: Doanh nghiệp GTGT: Giá trị gia tăng KH&CN: KPCĐ: KQKD: NSNN: NVL: Khoa học và công nghệ Kinh phí công đoàn Kết quả kinh doanh Ngân sách nhà nước Nguyên vật liệu SXKD: Sản xuất kinh doanh TNDN: TSCĐ: XDCB: Thu nhập doanh nghiệp Tài sản cố định Xây dựng cơ bản -1- CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của báo cáo tài chính 1.1.1 Khái niệm Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất các số liệu được lấy từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn tại một thời điểm, tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu báo cáo đã quy định. Nói cách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của DN cho những người quan tâm (chủ DN, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…) Theo chế độ quy định, tất cả các DN thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trình bày BCTC năm. Với các công ty, tổng công ty có các đơn vị trực thuộc, ngoài BCTC năm còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm dựa trên BCTC của các đơn vị trực thuộc. Đối với các DN nhà nước và các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngoài BCTC năm còn phải lập BCTC giữa niên độ (báo cáo quý – trừ quý 4) dạng đầy đủ. Riêng đối với Tổng công ty Nhà nước và các DN nhà nước có các đơn vị kế toán trực thuộc còn phải lập BCTC tổng hợp hoặc BCTC hợp (BCTC hợp nhất giữa niên độ được thực hiện bắt buộc từ năm 2008). Bắt đầu từ năm 2008, các công ty mẹ và tập đoàn phải lập BCTC hợp nhất giữa niên độ và báo cáo hợp nhất cuối niên độ kế toán và BCTC hợp nhất sau khi hợp nhất kinh doanh. 1.1.2 Ý nghĩa của báo cáo tài chính BCTC có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý DN cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan tâm. Điều đó, được thể hiện ở những vấn đề sau đây: BCTC là những báo cáo được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng hợp nhất về tình hình tài sản, các khoản nợ, nguồn hình thành tài sản, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của DN. BCTC cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động SXKD, thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua, -2- giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động nguồn vốn vào SXKD của DN. BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động SXKD hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của DN. BCTC còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế – kỹ thuật, tài chính của DN là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị DN không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận cho DN. Chính vì vậy, BCTC là đối tượng quan tâm của các nhà đầu tư. Hội đồng quản trị DN, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công nhân viên của DN. 1.2 Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính 1.2.1 Yêu cầu của báo cáo tài chính Báo cáo tài chính phải được lập theo đúng mẫu đã quy định: Nội dung, số liệu phản ánh trong các chỉ tiêu báo cáo phải thống nhất với các chỉ tiêu kế hoạch (chuẩn bị hệ thống mẫu biểu trước khi lập). Báo cáo tài chính phải chính xác khách quan: Phản ánh một cách trung thực tình hình thực tế của doanh nghiệp (trước khi lập phải khoá sổ và kiểm tra số liệu). Báo cáo tài chính phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực để phục vụ các đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Báo cáo tài chính phải lập và gửi đúng thời hạn theo quy định hiện hành. 1.2.2 Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính 1.2.2.1 Nguyên tắc lập và trình bày BCTC đáp ứng giả định hoạt động liên tục Việc lập và trình bày Báo cáo tài chính phải tuân thủ các quy định tại Chuẩn mực kế toán “Trình bày Báo cáo tài chính” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Các thông tin trọng yếu phải được giải trình để giúp người đọc hiểu đúng thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. -3- Báo cáo tài chính phải phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện hơn là hình thức pháp lý của các giao dịch và sự kiện đó (tôn trọng bản chất hơn hình thức). Tài sản không được ghi nhận cao hơn giá trị có thể thu hồi; Nợ phải trả không được ghi nhận thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán. Phân loại tài sản và nợ phải trả: Tài sản và nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán phải được trình bày thành ngắn hạn và dài hạn; Trong từng phần ngắn hạn và dài hạn, các chỉ tiêu được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần. - Tài sản hoặc nợ phải trả có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo được phân loại là ngắn hạn; - Những tài sản và nợ phải trả không được phân loại là ngắn hạn thì được phân loại là dài hạn. - Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải thực hiện tái phân loại tài sản và nợ phải trả được phân loại là dài hạn trong kỳ trước nhưng có thời gian đáo hạn còn lại không quá 12 tháng hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường kể từ thời điểm báo cáo thành ngắn hạn. Tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt. Chỉ thực hiện bù trừ khi tài sản và nợ phải trả liên quan đến cùng một đối tượng, có vòng quay nhanh, thời gian đáo hạn ngắn, phát sinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: