Danh mục

Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Viêm tuyến giáp

Số trang: 17      Loại file: pdf      Dung lượng: 452.91 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng chuyên đề "Bệnh học: Viêm tuyến giáp" cung cấp cho người học các kiến thức: Đại cương về viêm tuyến giáp, viêm tuyến giáp cấp tính, viêm tuyến giáp bán cấp tính, viêm tuyến giáp mãn tính. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn sinh viên Y khoa dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Viêm tuyến giápBÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC:VIÊM TUYẾN GIÁP 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Bệnh học: Viêm tuyến giáp”, ngườihọc có thể hiểu biết về những vấn đề kiến thức như: - Đại cương về Viêm tuyến giáp. - Viêm tuyến giáp cấp tính. - Viêm tuyến giáp bán cấp tính - Viêm tuyến giáp mãn tính. 2 NỘI DUNG I. ĐẠI CƯƠNG - Các viêm tuyến giáp được xếp vào một nhóm nhiều bệnh viêm có nguyênnhân và triệu chứng lâm sàng rất khác nhau. Trong đó cấu trúc bình thường của cácnang tuyến bị phá huỷ và mỗi bệnh đều có các biến đổi đặc trưng về mô bệnh học. - Các viêm tuyến giáp có thể được chia ra như sau: + Viêm tuyến giáp cấp tính. + Viêm tuyến giáp bán cấp tính:  Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính (bệnh De Quervain).  Viêm tuyến giáp lympho bào bán cấp tính. + Viêm tuyến giáp mãn tính:  Viêm tuyến giáp lympho bào mãn tính (bệnh Hashimoto).  Viêm xơ tuyến giáp mãn tính (bệnh Riedel). II. VIÊM TUYẾN GIÁP CẤP TÍNH Viêm tuyến giáp cấp tính là một bệnh ít gặp. Bệnh còn được gọi là Viêmtuyến giáp mủ, viêm tuyến giáp cấp tính do vi khuẩn... 1. Bệnh căn - Các vi khuẩn thường gặp là: Staphylococcus, Streptococcus,Pneumococcus, Bacteroides. Ngoài ra có thể gặp do Salmonella, Escherichia colihoặc nấm Coccidioidomycosis, Actinomycoses, Aspergillosis... - Đường nhiễm khuẩn có thể là đường máu, bạch huyết hoặc trực tiếp saumột chấn thương. 2. Mô bệnh học - Trong giai đoạn cấp: tuyến giáp bị thâm nhiễm các bạch cầu đa nhân vàLympho, có các vùng bị hoại tử và có thể hình thành ổ Apxe. - Trong giai đoạn sau: tổ chức xơ phát triển trong các vùng bị viêm và hoạitử. 3 3. Triệu chứng chẩn đoán a) Triệu chứng lâm sàng: - Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu... - Đau và sưng vùng cổ trước lan tới tai hoặc hàm dưới, đau tăng lên khi nuốt. - Khám vùng tuyến giáp có thể thấy cấc dấu hiệu của khối Apxe như: nóng,đau, đỏ và lùng nhùng. b) Triệu chứng cận lâm sàng: - Bạch cầu đa nhân tăng và chuyển trái. - Nồng độ hormone trong máu bình thường mặc dù có trường hợp tăng nhẹ. - Chụp siêu âm tuyến giáp: xác định được một vùng loãng siêu âm, có vỏ bọcrõ. - Chụp Xạ hình tuyến giáp: có hình một vùng không bắt chất phóng xạ(“nhân lạnh”). - Chọc hút sinh thiết tế bào tuyến giáp bằng kim nhỏ: xác định tế bào học đểchẩn đoán phân biệt với các U tuyến giáp. 4. Chẩn đoán phân biệt Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý có khối tăng cảm và đau cấp tính ởvùng cổ trước như: - Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính (bệnh De Quervain). - Viêm mô lỏng lẻo vùng cổ trước, nhiễm khuẩn khoang sâu vùng cổ trước,nang ống giáp-lưỡi hay nang mang bội nhiễm. - Bướu giáp thể nang biến chứng chảy máu cấp tính trong nang. - U tuyến giáp lành hoặc ác tính. 5. Điều trị: - Dùng kháng sinh tích cực phù hợp với loại vi khuẩn gây viêm tuyến giáp. - Nếu có dấu hiệu thành ổ Apxe thì phải tiến hành rạch và dẫn lưu mủ. Cầnđiều trị sớm và tích cực vì có thể có biến chứng vỡ ổ Apxe và mủ có thể chảy ra lanvào trung thất. 4 III. VIÊM TUYẾN GIÁP BÁN CẤP TÍNH 1. Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính Còn gọi là viêm tuyến giáp DeQuervain, viêm tuyến giáp tế bào khổng lồ,viêm tuyến giáp do Virut... 1.1. Bệnh căn - Viêm tuyến giáp dạng u hạt bán cấp tính (Subacute granulomatousthyroiditis) có nhiều khả năng là do Virut. Tuy nhiên vẫn chưa xác định được rõràng mầm bệnh là Coxsackievirus, Adenovirus, Echovirus, virut Epstein-Barr, quaibị, hay cúm. - Triệu chứng làm nghĩ tới bệnh này có nguyên nhân do Virut là: bệnh nhânmắc bệnh thành một nhóm có liên quan, có các tiền triệu chung giống các bệnh mắcVirut và có mùa mắc bệnh rõ rệt. Cũng có nghiên cứu thấy nhứng người có HLA-Bw35 thì hay bị mắc bệnh này. 1.2. Mô bệnh học - Tổ chức tuyến giáp bị xâm nhiễm bởi các bạch cầu đa nhân, bạch cầuLympho và các tế bào khổng lồ. Phản ứng viêm làm cho tổ chức tuyến giáp dínhvào bao tuyến và tổ chức xung quanh tuyến. - Hình ảnh mô bệnh học đặc trưng là: có các mô hạt trong đó có các tế bàokhổng lồ nằm rải rác bao quanh các nang tuyến giáp bị thoái hoá. 1.3. Triệu chứng chẩn đoán a) Giai đoạn cấp tính: Có thể kéo dài khoảng 4-8 tuần. Đây là thời kỳ quá trình viêm gây phá huỷ tổ chức và giải phóng Hocmon dựtrữ của tuyến giáp. Các triệu chứng cơ bản là: - Đau vùng tuyến giáp: + Trước khi đau vài tuần thường có các tiền triệu như: đau cơ, sốt nhẹ, khóchịu và đau họng. 5 + Lúc đầu thường đau một bên, đau lan ...

Tài liệu được xem nhiều: