Danh mục

Bài giảng chuyên đề Chuẩn đoán và xử lý cấp cứu nhồi máu não - ThS. BS. Mai Duy Tôn

Số trang: 39      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.88 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (39 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài giảng là cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có thể trình bày chuẩn đoán nhồi máu não, nguyên nhân gây nhồi máu não cấp, trình bày được xử trí cấp cứu nhồi máu não cấp, các trường hợp có chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết, chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban đầu đúng các trường hợp nhồi máu não điển hình gặp trên lâm sàng, rèn luyện ý thức khẩn trương khi tiếp nhận các bệnh nhân nhồi máu não đến sớm trước 3 giờ và có thể có chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Chuẩn đoán và xử lý cấp cứu nhồi máu não - ThS. BS. Mai Duy Tôn1. Trình bày được chẩn đoán nhồi máu não cấp.2. Trình bày được nguyên nhân gây nhồi máu não cấp.3. Trình bày được xử trí cấp cứu nhồi máu não cấp.4. Trình bày được các trường hợp có chỉ định dùngthuốc tiêu sợi huyết.5. Chẩn đoán được và xử trí cấp cứu ban đầu đúng cáctrường hợp nhồi máu não điển hình gặp trên lâm sàng.6. Rèn luyện ý thức khẩn trương khi tiếp nhận cácbệnh nhân nhồi máu não đến sớm trước 3 giờ và cóthể có chỉ định dùng thuốc tiêu sợi huyết.1/ ĐẠI CƯƠNG.2/ CHẨN ĐOÁN NHỒI MÁU NÃO CẤP.3/ CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NHỒI MÁUNÃO CẤP.4/ ĐIỀU TRỊ.5/ CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ TẾ BÀO NÃO.6/ ĐIỀU TRỊ CÁC BIẾN CHỨNG THẦN KINHCẤP TÍNH. Nhồi máu não xảy ra khi một vùng nãokhông được cấp máu, thường là do hẹp hoặctắc một động mạch não. Nhồi máu não chiếm 80% các trường hợptai biến mạch máu não. Các yếu tố nguy cơ bao gồm tăng huyếtáp, các bệnh tim, loạn nhịp tim, rối loạnlipid máu, tuổi cao.Đánh giá một bệnh nhân có nguy cơ bị nhồimáu não cấp tương tự như bất kì một bệnhnhân nặng khác,đó là phải đảm bảo ổn địnhchức năng sống. Sau đó mới đến đánh giá thìhai để xác định liệu bệnh nhân có các khiếmkhuyết thần kinh và các biến chứng có thểxảy ra. Nhìn chung là không chỉ xác địnhbệnh nhân đó có bị đột quỵ hay không màcòn phải loại trừ các triệu chứng giống độtquỵ, cũng như phải phát hiện các tình trạngđòi hỏi phải can thiệp ngay lập tức.2.1- Tiền sử bệnh Điều quan trọng nhất khi hỏi tiền sử là phải xác định đượcthời gian xuất hiện các triệu chứng khởi phát, đó là thời gian màbệnh nhân vẫn chưa có các triệu chứng hoặc ở trạng thái hoạtđộng bình thường. Với những bệnh nhân hôn mê hoặc bệnhnhân không có khả năng cung cấp các thông tin đó, thì thời giankhởi phát được định nghĩa là thời gian cuối cùng mà bệnh nhânvẫn còn tỉnh táo hoặc không có triệu chứng hoặc được biết là“bình thường”. Khi khai thác về tiền sử, cần hỏi về sự tiến triễncủa các triệu chứng cũng như các đặc điểm gợi ý các nguyênnhân khác. Mặc dù không hoàn toàn chính xác, nhưng việc khaithác tiền sử kết hợp với khám lâm sàng, có thể trực tiếp hướngthầy thuốc đến các chẩn đoán bệnh khác có cùng các triệuchứng giống đột qụy. Một điều quan trọng khác khi khai thác tiền sử là cần hỏi vềcác yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, xơ vữa mạch máu ở tất cảbệnh nhân đột quỵ, cũng như tiền sử lạm dụng thuốc, đau đầumigraine, nhiễm trùng, co giật, chấn thương hoặc mang thai.2.2- Khám lâm sàng Thực hiện khám lâm sàng chỉ sau khi đã đánh giá ban đầucác chức năng sống của bệnh nhân và nên lấy thông số vềnhiệt độ và độ bão hòa oxy mao mạch. Khám lâm sàng vùngđầu và cổ có thể gợi ý bệnh nhân chấn thương, hoặc có cogiật, khám động mạch cảnh (mảng thâm tím), hoặc suy timxung huyết (tĩnh mạch cổ nổi), không bắt được mạch ở mộtbên của cổ trong trường hợp tắc động mạch cảnh. Khám tim mạch nên tập trung vào xác định liệu có nhồimáu cơ tim cấp, các bệnh lý van tim, loạn nhịp tim, và có thểcó phình tách động mạch chủ gây biến cố tắc mạch. Tương tự,cần khám hô hấp và ổ bụng để phát hiện các bệnh lý khác kèmtheo. Khám da và tứ chi cũng có thể giúp cung cấp các thôngtin các tình trạng bệnh lý toàn thân như: rối loạn chức nănggan, các bệnh lý đông máu, các rối loạn tiểu cầu.2.3- Khám các dấu hiệu thần kinh và thang điểmđột quỵViệc khám các dấu hiệu thần kinh của bác sĩ cấp cứucần tiến hành nhanh chóng, nhưng phải đầy đủ. Thựchiện tốt điều này, cần áp dụng thang điểm đột quỵNIHSS (NIH Stroke Scale). Thang điểm này khôngchỉ giúp định lượng được mức độ khiếm khuyết thầnkinh, mà còn cho biết tiên lượng sớm cũng như xácđịnh những bệnh nhân có thể thực hiện các can thiệpcũng như biến chứng có thể xảy ra.2.4- Các xét nghiệm chẩn đoán thường quyCần làm một số các xét nghiệm thường quy ở nhữngbệnh nhân nghi ngờ nhồi máu não cấp để xác địnhtình trạng toàn thân có thể gây nhầm lẫn với đột quỵhoặc là nguyên nhân của đột quỵ, cũng như ảnhhưởng đến các biện pháp điều trị. Các xét nghiệmbao gồm: đường máu, điện giải đồ, công thức máu,PT, APTT, INR, chức nang thận. Hạ đường máu cóthể gây các dấu hiệu và triệu chứng giống đột quỵ.2.5- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh2.5.1. Chụp ST sọ não không cản quang Tất cả bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ cần tiến hànhchụp CT sọ não không cản quang ngay lập tức. Hầuhết bệnh nhân nhồi máu não được chẩn đoán trênphim chụp CT sọ não biểu hiện bằng các tổn thươnggiảm tỉ trọng. CT sọ não có thể bỏ sót những trường hợp nhồimáu não đến sớm, tổn thương nhỏ ở vùng vỏ nãohoặc vùng dưới vỏ, tổn thương não ổ khuyết, đặc biệttổn thương ở vùng hố sau.2.5- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh2.5.2. Chụp ST sọ đa lớp cắt Chụp CT đa lớp cắt bào gồm các chức năng CT khôngcản quang, CT tưới máu não,CT mạch máu não. CT đa lớp cắt có độ nhậy và độ đặc hiệu cao trong pháthiện bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp, trong một sốtrường hợp còn giúp xác định được vùng thiếu máu ...

Tài liệu được xem nhiều: