Danh mục

Bài giảng chuyên đề: Dược học - Các thuốc chống trầm cảm

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 254.02 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Sau khi học xong chuyên đề "Dược học - Các thuốc chống trầm cảm”, người học nắm được những kiến thức sau: tác dụng chung, phân loại thuốc chống trầm cảm, cơ chế tác dụng của thuốc chống trầm cảm, chuyển hóa thuốc, chỉ định điều trị và chống chỉ định, thời gian cần thiết khi sử dụng thuốc chống trầm cảm, hội chứng cai thuốc chống trầm cảm, liều lượng thuốc, vấn đề không đáp ứng với các thuốc chống trầm cảm, hội chứng serotonine, theo dõi và đề phòng biến chứng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề: Dược học - Các thuốc chống trầm cảm BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: DƯỢC HỌC:CÁC THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Dược học: Các thuốc chống trầmcảm”, người học nắm được những kiến thức có liên quan như: Tác dụngchung; Phân loại thuốc chống trầm cảm; Cơ chế tác dụng của thuốcchống trầm cảm; Chuyển hóa thuốc; Chỉ định điều trị và chống chỉ định;Thời gian cần thiết khi sử dụng thuốc chống trầm cảm; Hội chứng caithuốc chống trầm cảm; Liều lượng thuốc; Vấn đề không đáp ứng với cácthuốc chống trầm cảm; Hội chứng Serotonine; Theo dõi và đề phòngbiến chứng. 2 NỘI DUNG I. TÁC DỤNG CHUNG - Mỗi thuốc chống trầm cảm có tác dụng trên khoảng 65% các trườnghợp trầm cảm không loạn thần. - Tác dụng chủ yếu là chống trầm cảm, tăng khí sắc (nên còn được gọilà các thuốc chống trầm cảm - Antidepressants). Ngoài ra thuốc còn có tácdụng hoạt hoá tâm thần vận động (psychomotor activity). - Các thuốc chống trầm cảm không gây khoái cảm và kích thích. Thuốcchỉ có tác trên bệnh nhân trầm cảm mà không có tác dụng hoặc rất ít tác dụngtrên người không bị trầm cảm. - Tuỳ từng thuốc, còn có tác dụng điều trị các triệu chứng bệnh lý khác(do căng thẳng hoặc ức chế cảm xúc gây ra...): lo âu, hoang sợ, ám ảnh... - Việc chọn lựa thuốc chống trầm cảm cho mỗi cá thể cần dựa vào: + Tác dụng phụ vốn rất khác nhau ở từng loại thuốc. + Nguy cơ tác dụng tương hỗ giữa các thuốc. + Nguy cơ tự sát. + Ưu thế tác dụng của thuốc. II. PHÂN LOẠI THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM 1. MAOI (Monoamino oxydase inhibitor): Iproniazide, niamide,Indopane... là các MAOI cổ điển (1952). Có 4 loại đang được dùng phổ biến ở Mỹ hiện nay là: + Selegiline + Tranylcypromine (Parnate) + Phenelzine (Nardil) + Marplan 3 Các chất chuyển hoá của MAOI cổ điển này khi kết hợp với một sốthuốc hướng thần khác (Imipramin, reserpine, babiturate) và một số loại thứcăn giàu tyramin, giàu chất lên men, bia, rượu… sẽ gây ra nhiều tai biến(những cơn tăng huyết áp do tyramine ...). Do vậy, hiện nay các thuốc này ítđược sử dụng. MAOIs mới (RIMAs): Brofaromine (Consonar); moclobemide(Aurorix) là loại thuốc ức chế có hồi phục (reversible inhibitor) menmonoaminooxidase. Là loại có ít độc tính và đang bắt đầu được phổ biến rộngrãi. 2. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (Tricyclic Antidepressant) (1957). - Loại có tác dụng yên dịu, giải lo âu: Amitriptiline, Elavil, Laroxyl,Triptizol... - Loại chỉ có tác dụng hoạt hoá, kích thích mạnh: Melipramin,Imipramin, Nortriptiline, Tofranil. - Loại trung gian (Anafranil) có tác dụng ức chế tái hấp thu chọn lọcserotonin song cấu trúc hoá học lại giống chống trầm cảm 3 vòng . 3. Loại không 3 vòng, không IMAO. - SSRI (Selective serotonin reuptake inhibitor) - Mianserine (Athymil) - Maprotiline (Ludiomil) - Vilixazine (vivalan) SSRI là loại thuốc chống trầm cảm mới (1984), bắt đầu sử dụng rộngrãi trên thế giới. III. CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM - Các Monoamin não như Serotonine, Dopamine (DA) vàcatecholamine khác như Noradrealine (NA) được coi là có vai trò quan trọng 4trong bệnh sinh các rối loạn trầm cảm. Khi luồng thần kinh truyền từ neuronnày đến neuron khác, các amin não trong các túi tích trữ hoặc ngoài túi củaneuron trước sinapse được giải phóng vào khe synapse và đến gắn vào các vịtrí tiếp nhận đặc hiệu của neuron sau synapse. - Ở khe synapse: + 1 phần các amin não đó bị phá huỷ bởi COMT (Catechol - O - MethylTrasnferase) (men chuyển hoá ngoài tế bào) + 1 phần được tái hấp thu trở lại nơron trước synapse và bị khử hoạttính bởi MAO (men chuyển hoá trong tế bào). - Các thuốc MAOI: ức chế quá trình dị hoá bởi MAO của các amin bịtái hấp thu trở lại nơron trước synapse làm tăng lượng amin não giải phóngtrở lại khe synapse dẫn đến tăng dẫn tuyến thần kinh: tăng khí sắc... - Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA): Có tác dụng kìm hãmneuron trước synapse tái hấp thu các amin não từ khe synapse, do đó hàmlượng monoamin ở khe synapse tăng lên, tăng gắn với vị trí tiếp nhận ở nơronsau synapse ..., tăng khí sắc. - SSRI: Có tác dụng ức chế tái hấp thu chọn lọc serotomin từ khesynapse. - SNRI (Selective noradrenaline reuptale inhibitor) (1994) có tác dụngức chế tái hấp thu chọn lọc noradrenaline. - Mianserin: là chất đối kháng a-adrenergic trước synapse vàserotonergic sau synapse. IV. CHUYỂN HOÁ THUỐC 1. MAOI mới Sau khi uống (moclobemide) được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêuhoá vào máu hoà tan trong mỡ và phân bố nhanh trong cơ thể, gắn với ...

Tài liệu được xem nhiều: