Thông tin tài liệu:
Bài giảng chuyên đề "Ngoại nhi: Bệnh viêm ruột hoại tử" cung cấp các kiến thức giúp sinh viên có thể hiểu biết về những vấn đề kiến thức có liên quan đến bệnh này như: Dịch tễ học, bệnh sinh, tổn thức bệnh lý, lâm sàng, cận lâm sàng, thể lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và tiên lượng, phòng bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Ngoại nhi: Bệnh viêm ruột hoại tử
BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:
NGOẠI NHI:
BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ
1
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:
Sau khi học xong chuyên đề “Ngoại nhi: Bệnh Viêm ruột hoại tử”,
người học có thể hiểu biết về những vấn đề kiến thức có liên quan đến
bệnh này như:
- Dịch tễ học - Nguyên nhân.
- Bệnh sinh.
- Tổn thức bệnh lý.
- Lâm sàng.
- Cận lâm sàng.
- Thể lâm sàng.
- Chẩn đoán.
- Điều trị và tiên lượng.
- Phòng bệnh
2
NỘI DUNG
Bệnh viêm ruột hoại tử là một bệnh đường ruột cấp tính, thường gặp trong
những bệnh tiêu hoá trẻ em. Bệnh đã được ghi nhận tại nhiều nơi ở Việt Nam sau
1975. Bệnh có đặc điểm lâm sàng, dịch tễ giống như bệnh Hambourg (hay
Darmbrand ở Thế chiến thứ II, hay bệnh Pig Bell được ghi nhận ở Papua New
Guinea từ năm 1960 đến nay).
I. DỊCH TỄ HỌC - NGUYÊN NHÂN
1. Dịch tễ học
Theo Murrel thì tần suất mắc bệnh ở Simbu là 48,3/10.000 dân và 33/10.000
trẻ em dưới 15 tuổi. Có khoảng 1000 trẻ chết vì bệnh Pig Bell hàng năm. Tử vong
chiếm 10% trẻ chết, là nguyên nhân tử vong thường gặp ở trẻ 6 - 10 tuổi (51,8% số
trẻ tử vong).
Tại Thừa Thiên Huế, bệnh phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976. Bệnh có
phân bố chọn lọc về địa phương rõ rệt: nông thôn 86%, thành phố và vùng ven
14%. Tuổi mắc bệnh thường gặp nhất là 4 - 9 tuổi (61,45%), trẻ trai mắc bệnh
nhiều hơn trẻ gái với tỉ lệ 1,6-2:1. Bệnh thường xảy ra vào mùa hè. Tử vong cao ở
trường hợp có choáng và tỷ lệ tử vong là 69 - 80% đối với thể nặng.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột hoại tử đó là (toxin của Clostridium
Welchi type C (CWC hay còn gọi là Welchi Perfringens). CWC là một loại vi
khuẩn kỵ khí, gram (+), tạo bào tử, hình gậy. Nó gây nên tình trạng nhiễm độc với
tổn thương hoại tử ở ống tiêu hoá của súc vật thí nghiệm cũng như ở người.
CWC có thể tìm thấy trong phân súc vật: bò, lợn và ngay cả trong phân của
người lành. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tuỳ theo công trình nghiên cứu. Theo Murrel
thì tần suất mắc bệnh ở Simbu là 48,3/10.000 dân và 33/10.000 trẻ em dưới 15 tuổi.
Có khoảng 1000 trẻ chết vì bệnh Pig Bell hàng năm.
3
3. Yếu tố nguy cơ gây nên bệnh
- Vệ sinh kém đặc biệt là vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm.
- Nhiễm giun đũa.
- Ăn khoai lang nhất là khoai lang sống.
- Bình thường thức ăn chứa ít protein, nhưng đột nhiên được ăn nhiều thịt và
nhất là thức ăn đó bị nhiễm Clostridium Perfringens, do đó cơ thể thiếu hụt tương
đối lượng men trypsin.
II. BỆNH SINH BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ:
Welchi perfringens và toxin của nó là tác nhân gây bệnh viêm ruột hoại tử ở
trẻ lớn. Bệnh gây ra do sự mất quân bình giữa yếu tố sinh (sản xuất) toxin và huỷ
diệt toxin (toxin rất dễ bị huỷ diệt bởi protease (trypsin). Số lượng protease sẽ giảm
khi dinh dưỡng thiếu protein về lượng cũng như về chất hoặc dinh dưỡng có nhiều
chất chống protease như các loại khoai (khoai lang), đậu (đậu nành) hay trong cơ
thể có nhiều giun đũa.
Vì vậy, khi trẻ ăn phải một lượng lớn vi khuẩn chứa trong thức ăn cùng với
khoai lang hoặc nuốt phải độc tố đã có sẵn trong thịt thì độc tố này không được
trung hoà bởi men protease của ruột, một phần do thiếu men, một phần do men bị
ức chế.
III. TỔN THƢƠNG BỆNH LÝ
- Welchi perfringens (WP) sau khi nuốt vào sẽ bám vào vi nhung mao,phát
triển tại đó và tiết ra toxin. Chất này sơ khởi huỷ hoại màng nhầy ruột và sau đó
toàn bộ thành ruột.
- Trong bệnh viêm ruột hoại tử, tổn thương thường khu trú ở ruột non nhất là
đoạn hổng tràng. Tổn thương có thể từ vài cm đến suốt cả chiều dài ruột non. Tổn
thương vi thể dưới dạng phù nề, xuất huyết, hoại tử, có thâm nhập bạch cầu đa
nhân.
4
Quan sát đại thể ta có thể chia tổn thương của viêm ruột hoại tử theo 4 độ
như sau:
Độ Hình ảnh trên ruột Thành ruột Khẩu kính
I Lấm chấm màu gạch hoặc lốm Phù nề Bình thường
đốm đỏ
II Lốm đốm như da beo Phù nề Bình thường
III Lốm đốm như da beo Phù nề, bắt đầu cứng Bắt đầu teo
IV Giống như khúc lạp xưởng khô Dày cứng Tắc ruột
Tổn thương ở độ I, II thường hồi phục hoàn toàn sau khi lành bệnh; tổn
thượng độ IV không hồi phục do để lại những biến chứng về sau và độ III có thể
hồi phục một phần. Diễn tiến của tổn thương theo mức độ hoàn toàn phụ thuộc vào
thời gian mắc bệnh còn diện tổn thương (độ rộng của tổn thương) không phụ thuộc
vào thời gian mắc bệnh.
IV. LÂM SÀNG
Thời gian ủ bệnh trung bình từ vài giờ đến vài ngày.
Biểu hiện lâm sàng gồm các triệu chứng sau:
1. Đau bụng
- Luô ...