Danh mục

Bài giảng chuyên đề: Siêu âm bệnh tim thiếu máu cục bộ

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 452.32 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng chuyên đề: Siêu âm bệnh tim thiếu máu cục bộ với mục tiêu giúp cho người học nắm được các vấn đề cơ bản về: Giải phẫu và sinh lý tuần hoàn vành; siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ; siêu âm gắng sức với Dobutamin; siêu âm gắng sức với Dipyridamole. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề: Siêu âm bệnh tim thiếu máu cục bộBÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:SIÊU ÂM BỆNH TIMTHIẾU MÁU CỤC BỘ 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Siêu âm bệnh tim thiếu máu cục bộ”,người học nắm được những kiến thức có liên quan như: Giải phẫu vàsinh lý tuần hoàn vành; Siêu âm trong chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cụcbộ; Siêu âm gắng sức với Dobutamin; Siêu âm gắng sức vớiDipyridamole. 2 NỘI DUNG Bệnh tim thiếu máu cục bộ là các tổn thương cơ tim do giảm cung cấpmáu từ động mạch vành. Nguyên nhân chủ yếu là do vữa xơ động mạch,ngoài ra còn có thể do co thắt, tổn thương động mạch vành do giang mai, vàmột số nguyên nhân ít gặp hơn như: dị dạng động mạch vành, chấn thương,hoặc tắc mạch do cục máu đông từ nơi khác đến... Đây là một nguyên nhânchính gây tử vong ở các nước công nghiệp phát triển và trong những năm gầnđây bệnh đang có xu hướng gia tăng ở cả các nước đang phát triển. Có nhiềuthể lâm sàng khác nhau như: cơn đau thắt ngực ổn định, không ổn định, cơnđau ngực thể Prinzmetal, thiếu máu cơ tim thể không đau và nhồi máu cơ tim.Để chẩn đoán bệnh tim thiếu máu cục bộ ngoài phương pháp khám lâm sàng,các phương pháp cận lâm sàng như siêu âm, điện tim, phóng xạ và đặc biệt làchụp động mạch vành ngày càng có vai trò quan trọng trong chẩn đoán, theodõi và đánh giá kết quả điều trị đối với những bệnh nhân này. I. SƠ LƯỢC GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TUẦN HOÀN VÀNH Sơ lược giải phẫu và sinh lý tuần hoàn vành. 1. Giải phẫu Động mạch vành có 2 nhánh là động mạch vành trái và động mạch vànhphải đều bắt nguồn từ xoang vành (Valsalva). - Động mạch vành trái (left coronary artery) xuất phát tương ứng với lávành trái của van động mạch chủ, có thân chung dài khoảng 1,5cm sau đóchia thành 2 nhánh là động mạch liên thất trước (Interventricular artery-IVA), hay còn được gọi là động mạch xuống trước trái (Left anteriordescending) chạy dọc theo rãnh liên thất xuống mỏn tim, chia thành cácnhánh nhỏ cung cấp máu cho vách liên thất, thành trước thất trái và mỏn tim. 3Động mạch liên thất trước còn chia một số nhánh nhỏ nuôi mặt trước thấtphải và nối với các nhánh nhỏ của động mạch vành phải ở mỏm tim. Nhánhthứ 2 của động mạch vành trái là động mạch mũ trái (Left cirumflex artery)chạy dọc rãnh nhĩ thất và kết thúc bằng một số nhánh rìa cung cấp máu chothành bên và sau thất trái và nhĩ trái. - Động mạch vành phải (Right coronary artery), xuất phát từ gốc độngmạch chủ tương ứng với lá vành phải, động mạch vành phải chia thành nhiềunhánh nhỏ như nhánh nón, nhánh động mạch nút xoang, nhánh động mạchvách trên phải, nhánh xuống sau, nhánh động mạch nút nhĩ thất. Các nhánhnày nuôi thất phải, nhĩ phải và một phần vách liên thất phần nền, phần thànhsau và nối với nhánh xuống trước trái của động mạch vành trái. Chính nhữngnhánh nối kiểu tuần hoàn bàng hệ này đóng vai trò quan trọng trong sinh lýbệnh của thiếu máu và nhồi máu cơ tim cấp, nó có thể cung cấp máu chonhững vùng cơ tim bị thiếu máu do tắc, hay hẹp các nhánh động mạch vànhgây nên. 2. Sinh lý tuần hoàn vành Bình thường lưu lượng tuần hoàn vành vào khoảng 225-250 ml, chiếmkhoảng 4,5-5% cung lượng tim, mặc dù khối lượng cơ tim chỉ chiếm 0,5% sovới khối lượng cơ thể. Hiệu xuất sử dụng ôxy của tuần hoàn vành cao nhấttrong cơ thể. Độ bão hoà ôxy của tĩnh mạch vành chỉ còn 25-30%, so với độbão hoà ôxy của tĩnh mạch chủ là 60-70%. Như vậy, trong trường hợp nhucầu ôxy của cơ tim tăng lên, tuần hoàn vành không thể tăng thêm hiệu số sửdụng ôxy nữa, mà chỉ bằng cách tăng cung lượng vành mà thôi. Mặt kháctrong điều kiện bình thường chuyển hoá năng lượng của tế bào cơ tim diễn ratheo con đường ái khí, khi thiếu ôxy một phần phải sử dụng con đường yếm 4khí và sản sinh ra một số chất như a xit lactic, pyrovic... gây toan hoá nội bàovà kích thích thụ cảm thể thần kinh tim gây cơn đau thắt ngực. Ở những người có hệ động mạch vành bình thường khi gắng sức lưulượng tuần hoàn vành có thể tăng lên gấp đôi lúc nghỉ ngơi, nên đáp ứng đượcmọi nhu cầu ôxy của cơ tim và thiếu máu cơ tim không xuất hiện. Nhưng trênnhững bệnh nhân có vữa xơ động mạch vành khả năng dãn ra để tăng cườnglưu lượng vành bị hạn chế và tuỳ theo mức độ tổn thương động mạch vànhmà các dấu hiệu thiếu máu cơ tim có thể xuất hiện lúc gắng sức hay khi nghỉngơi. Trên thực nghiệm và cả trên thực tế lâm sàng đã chứng minh, khi mộtđộng mạch vành bị hẹp dưới 50% sẽ không ảnh hưởng đến dự trữ vành nênkhông có triệu chứng gì trên các phương pháp thăm dò chức năng và lâmsàng. Còn khi bị hẹp từ 50-70% thì có giảm dự trữ vành và có thể có các dấuhiệu thiếu máu cơ tim khi gắng sức. Vì thế đây được coi là vùng “im lặng” vềlâm sàng. Chỉ khi động mạch vành bị hẹp từ 70-90% các dấu hiệu thiếu máucơ tim mới có thể xuất hiện khi nghỉ ngơi và nếu động mạch vành bị tắc trên90% hay tắc hoàn toàn thì nhồi máu cơ tim mới xuất hiện, tuy không phải làtất cả. II. SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TIM THIẾU MÁUCỤC BỘ 1. Siêu âm thường quy Nếu cơ tim được cung cấp một cách đầy đủ nhu cầu ôxy nó sẽ co bópbình thường, nhưng nếu nhu cầu này không được đáp ứng đầy đủ, như trongtrạng thái thiếu máu cơ tim cục bộ thì vùng nào đó của cơ tim bị thiếu máusức co bóp sẽ bị giảm. Chính vì thế, nếu trên siêu âm chúng ta xác định đượcđược những vùng cơ tim bị giảm vận động thì có thể gián tiếp suy ra nhánhđộng mạch vành nuôi dưỡng nó bị tổn thương. Tuy nhiên để đánh giá mức độ 5giảm vận động của từng vùng cơ tim không phải dễ dàng vì phụ thuộc khánhiều vào kinh nghiệm của người làm siêu âm, tuy ngày nay đã có thêm nhiềukỹ thuật mới trong siêu âm như Harmonic thế hệ thứ 2, phương pháp địnhlượng âm (Acoustic Quantification - AQ), đặc biệt phươ ...

Tài liệu được xem nhiều: