Danh mục

Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Giải phẫu - sinh lý tạo máu

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 461.71 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cùng tìm hiểu cơ quan tạo máu; cấu trúc của cơ quan tạo máu; quá trình tạo máu; chức năng sinh lý của máu; hình thái và chức năng của các tế bào máu; hệ nhóm máu người được trình bày trong "Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Giải phẫu - sinh lý tạo máu". Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Giải phẫu - sinh lý tạo máu BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: SINH LÝ HỌC:GIẢI PHẪU - SINH LÝ TẠO MÁU 1 MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: Sau khi học xong chuyên đề “Sinh lý học: Giải phẫu - Sinh lý tạomáu”, người học nắm được những kiến thức có liên quan như: Cơ quantạo máu; Cấu trúc của cơ quan tạo máu; Quá trình tạo máu; Chức năngsinh lý của máu; Hình thái và chức năng của các tế bào máu; Hệ nhómmáu người. 2 NỘI DUNG 1. CƠ QUAN TẠO MÁU Cơ quan tạo máu bao gồm: tủy xương, tổ chức lymphô (lách, hạch,tuyến ức) và tổ chức võng mô. Vị trí tạo máu thay đổi theo tuổi: 1.1. Trước khi đẻ, tạo máu qua 3 giai đoạn: 1.1.1. Giai đoạn bào thai (khoảng 2 tháng đầu): chủ yếu tạo máu từnội mạc huyết quản trong những đảo Pander. Các hồng cầu non nguyên thủyđều thuộc dòng megaloblast (đại hồng cầu). 1.1.2. Giai đoạn gan lách (từ tháng thứ 3): các hồng cầu non chủ yếuđược tạo ra từ gan, lách và đều thuộc dòng normoblaste (giống như hồng cầunon ở người trưởng thành). a) Sinh máu ở gan: Từ tuần thứ 4 sinh máu ở gan, bắt đầu từ tế bào trung mô vạn năng chưabiệt hoá. Các tế bào máu được tạo ra trong các bè gan, các khoang liên kếtxung quanh và trong các huyết quản. Gan sinh chủ yếu là hồng cầu, bạch cầuhạt và có thể cả mẫu tiểu cầu, chưa sinh lymphô và mônô. Cao điểm sinh máuở gan là vào tháng thứ 4 của thai kỳ, sau đó giảm dần. b) Sinh máu ở lách: Từ tuần thứ 10 của thai, lách bắt đầu sinh máu và sinh chủ yếu là hồngcầu rồi bạch cầu hạt, đến tuần thứ 23 sinh lymphô. Đến tháng thứ 5 chỉ sinhlymphô. Từ tháng thứ 5 trở đi lách, gan hết chức năng tạo hồng cầu, từ đây chođến trưởng thành tủy là cơ quan duy nhất sinh hồng cầu, bạch cầu hạt và mẫutiểu cầu (trừ trường hợp bệnh lý tạo máu ngoài tủy) ví dụ: bệnh lách to sinhtủy. 3 1.1.3. Giai đoạn tủy: từ tháng thứ 5 gan lách hết chức năng tạo hồngcầu, và từ đây cho đến trưởng thành tủy xương là cơ quan duy nhất tạo hồngcầu (trừ trường hợp bệnh lý tạo máu ngoại tủy). 1.2. Sau khi đẻ: vị trí tạo máu nằm ở trong 3 tổ chức: - Tủy xương (tủy đỏ) tạo hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu, như-ngcũng tham gia tạo những tế bào lymphô gốc tủy. - Tổ chức lymphô như: tuyến ức, hạch, lách, mảng Payer tham gia tạovà trưởng thành các tế bào lymphô. - Tổ chức võng (ở lách, tủy xương là chính) tạo các tế bào mônô. Tuy nhiên, trong đời sống, tầm quan trọng của các tổ chức tạo máu đócũng thay đổi: ở trẻ em tủy xương và tổ chức lymphô rất phát triển và hoạtđộng mạnh, ở tuổi trưởng thành tủy tạo máu (tủy đỏ) giảm thể tích, tuyến ứcteo đi. 2. CẤU TRÚC CỦA CƠ QUAN TẠO MÁU 2.1. Tủy xương Tủy xương sinh ra hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu. Ở trẻ mới sinh,tủy đỏ chiếm hầu hết tủy xương của toàn bộ hệ thống xương của cơ thể.Nhưng dần dần tủy đỏ thu hẹp lại chuyển phần lớn thành tủy vàng (tủy mỡ).Từ tuổi 18 tủy hoạt động khu trú lại ở các xương sống, sườn, xương sọ,xương chậu và đầu trên các xương đùi, xương cánh tay. Tủy hoạt động trong những khoảng trống của tổ chức xương xốp, tổchức thành những đảo tạo máu được bao quanh bởi các xoang mạch và giớihạn bởi các tế bào liên võng nội mạc. Các đảo tạo máu được tạo thành từ hailoại tế bào chính: - Các tế bào tạo máu: chiếm hơn 95%. Các tế bào non ở ngoại vi, các tếbào trưởng thành hơn nằm ở giữa. 4 - Các tế bào đệm, bao gồm: các tế bào liên võng nội mạc, nguyên bàosợi, tế bào mỡ, đại thực bào. Tổ chức tủy được nuôi dưỡng bởi những động mạch nhỏ phát sinh ra từcác động mạch nuôi của xương. Từ các động mạch nhỏ ấy tạo ra một hệthống mao quản đổ vào các xoang mạch mà thành là các tế bào nội mạc tựalên một màng nền. 2.2. Cơ quan lympho Cơ quan lymphô nằm rải rác khắp cơ thể, chiếm khoảng 1% trọnglượng cơ thể, hợp thành những khu khác nhau không cùng một chức năngsinh lý. Về phương diện chức phận có thể chia thành 3 khu: khu tủy, cơ quanlymphô trung ương và cơ quan lymphô ngoại vi. - Lymphô ở tủy xương: tủy xương sinh ra các lymphô nguyên thuỷ. - Cơ quan lymphô trung ương: tuyến ức có nhiều tiểu thùy, được chia ravùng vỏ và tủy, ở giữa có một trục gồm các tổ chức liên kết và huyết quản,các tế bào tương tự như lymphocyte nhỏ gọi là thymocyte. Các thymocyte đặcbiệt nhiều ở vùng vỏ. Tuyến ức thoái biến dần từ lúc sinh ra tới lúc già nhưngvẫn luôn tồn tại một số múi chức phận. - Cơ quan lymphô ngoại vi: gồm các hạch lymphô, lách, các tổ chứclymphô ở ống tiêu hoá, họng... cấu tạo của các hạch lymphô cũng có mộtvùng vỏ và tủy. Các tế bào lymphô được sinh sản chủ yếu ở các nang lymphôvới trung tâm mầm ở giữa. 3. QUÁ TRÌNH TẠO MÁU Có nhiều lý thuyết về nguồn gốc tế bào máu, nhưng có hai thuyết sinhmáu chính được đề cập nhiều hơn cả là: - Thuyết nhiều nguồn: một số tác giả cho rằng: nguồn gốc tế bào máu làdo từ hai, ba hoặc nhiều loại tế bào khác nhau sinh ra. 5 - Thuyết một nguồn: thuyết này được nhiều người thừa nhận. Thuyết này cho rằng các tế bào máu đều được sinh ra từ tế bào gốc vạnnăng, tùy theo sự kích thích đặc hiệu mà tế bào gốc vạn năng này sẽ biệt hoáđể tạo thành những tế bào có chức năng cần thiết. Quá trình tạo máu này đượcthể hiện theo sơ đồ sau:Chú thích: NHC: nguyên hồng cầu; MTC: mẫu tiểu cầu; LT: lymphô-T;LB:lymphô-B 6 4. CHỨC NĂNG SINH LÝ CỦA MÁU Máu là một chất dịch lưu thông khắp cơ thể có các chức năng rất quantrọng và phức tạp, bao gồm: + Hô hấp: chuyên chở oxy và khí carbonic (oxy từ phổi tới các tổ chứcvà carbonic từ tổ chức tới phổi). + Dinh dưỡng: vận chuyển các chất dinh dưỡng cơ bản: chất đạm, chấtbéo, đư-ờng, vitamin... từ r ...

Tài liệu được xem nhiều: