Danh mục

Bài giảng cơ sở khai thác mỏ lộ thiên

Số trang: 111      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.39 MB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng cơ sở khai thác mỏ lộ thiên
Mô tả cơ bản về tài liệu:
Khoáng sản có ích được phân bố trên vỏ trái đất không giống nhau; ở sâu trong lòngđất, vùi lấp nông dưới mặt đất, nằm rải rác dưới đáy biển,... dưới dạng rắn, đặc xít, bở rời,lỏng, khí,...Do vậy, để thu hồi chúng cần phải áp dụng các loại hình công nghệ khác nhauvới những phương tiện thiết bị kĩ thuật khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng cơ sở khai thác mỏ lộ thiênTRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT BỘ MÔN KHAI THÁC LỘ THIÊN ---------------------------- KS. TRẦN ĐÌNH BÃO BÀI GIẢNGCƠ SỞ KHAI THÁC MỎ LỘ THIÊN HÀ NỘI - 2010 CHƯƠNG I NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA PHƯƠNG PHÁP KTLTI.1. CÁC LOẠI HÌNH KHAI THÁC MỎ Khoáng sản có ích được phân bố trên vỏ trái đất không giống nhau; ở sâu trong lòngđất, vùi lấp nông dưới mặt đất, nằm rải rác dưới đáy biển,... dưới dạng rắn, đặc xít, bở rời,lỏng, khí,...Do vậy, để thu hồi chúng cần phải áp dụng các loại hình công nghệ khác nhauvới những phương tiện thiết bị kĩ thuật khác nhau. Loại hình thứ 1: Khai thác lộ thiên (KTLT) có lịch sử phát triển lâu đời, gắn liền vớilịch sử phát triển xã hội loài người. Loại hình KTLT được áp dụng để khai thác nhữngkhoáng sàng có vỉa vùi lấp không sâu dưới mặt đất, cho phép thu hồi khoáng sản có ích bằngnhững công trình mỏ đào trực tiếp trên mặt đất, trong những điều kiện kinh tế kĩ thuật nhấtđịnh. Hình 1.1 Khai thác mỏ lộ thiên Loại hình thứ 2: Khai thác hầm lò (KTHL). Khi khoáng sản có ích nằm sâu tronglòng đất, do những hạn chế về kĩ thuật hoặc kinh tế, không thể áp dụng KTLT thì người taphải thu hồi chúng thông qua các hệ thống đường lò, giếng đứng hoặc giếng nghiêng, đàosâu vào lòng đất. Hình 1.2 Các loại hình khai thác hầm lò, sức nước, lỗ khoan Loại hình thứ 3 của ngành mỏ là khai thác bằng lưới vớt hoặc bằng thiết bị hút, bơm,cào,...đặt trên các tàu nổi hoặc tầu ngầm để thu hồi khoáng sản có ích dạng rời rạc, dạng kếthạch như cát, sỏi, titan, sắt, mangan,... và dạng hoà tan như muối natri, manhê,... và nhiềuquặng quí khác ở đáy biển và đại dương. Loại hình thứ 4 của ngành mỏ là thu hồi khoáng sản có ích từ lòng đất thông qua cáclỗ khoan để khai thác dầu mỏ, khí đốt và nước sạch, muối mỏ, than, lưu huỳnh cũng như mộtsố kim loại khác (bằng cách hoá lỏng khoáng sản).I. 2 KHÁI NIỆM VỀ KHAI THÁC LỘ THIÊN1. Định nghĩa về mỏ lộ thiên - Phương diện kĩ thuật: Để tiến hành khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, từ mặt đất, ở ngoàihoặc ở trong biên giới mỏ người ta đào các hào và các công trình mỏ cần thiết phục vụ mụcđích lấy khoáng sản và đá bóc từ lòng đất đồng thời vận chuyển chúng đến kho chứa hoặcbãi thải. Tổng hợp các hào hố và các công trình đó gọi là mỏ lộ thiên. - Phương diện hành chính: Mỏ lộ thiên là một đơn vị hành chính, một đơn vị kinh doanh độc lập, chịu tráchnhiệm khai thác một phần hay toàn bộ khoáng sàng bằng phương pháp lộ thiên. 7 8 5 3 2 10 9 4 1 6 Hình 1.3. Sơ đồ tổng quát của một mỏ lộ thiênCác ký hiệu: 1– Khai trường MLT ; 2– Hệ thống đường hào cơ bản; 3 – Ga (vận tải) ; 4–Khu chứa KSCI ; 5 – Xưởng cơ khí ; 6– Bãi thải dất đá ; 7– Nhà máy (xưởng tuyển) ; 8–Biên giới đất đai của mỏ; 9– Mặt bằng sân công nghiệp; 10– Biên giới MLT.2. Các thành phần và thông số cơ bản của mỏ lộ thiên2.1. Tầng và phân tầng Tầng là quá trình khai thác lộ thiên được tiến hành từ trên xuống dưới theo từng lớp,lớp trên vượt trước lớp dưới 1 khoảng nhất định, tạo thành dạng bậc thang, mỗi bậc thangnhư vậy gọi là một tầng. Phân tầng là một phần của tầng được chia theo chiều cao. Việc chia tầng thành phântầng có nhiều mục đích khác nhau: + Để tăng cường độ khai thác. + Giảm tổn thất và làm nghèo khoáng sản khi khai thác vỉa mỏng, thoải. + Nâng cao độ ổn định của sườn tầng khi khai thác qua các lớp đá yếu. - Các thành phần của tầng: + Mặt tầng (mặt tầng trên và mặt tầng dưới); + Sườn tầng; + Mép tầng (mép trên của tầng và mép dưới của tầng); + Góc dốc sườn tầng; + Chiều rộng và chiều cao của tầng. - Phân loại: có 2 loại tầng: + Tầng công tác: tầng trên đó có tiến hành công tác khai thác và bóc đá, nói cáchkhác, trên tầng công tác có bố trí các thiết bị mỏ làm việc như máy khoan, máy xúc, thiết bịvận tải và các thiết bị phụ trợ khác, do đó mặt tầng công tác phải đủ rộng. + Tầng không công tác: tầng trên đó không tiến hành công tác khai thác và bóc đá,tuỳ vào chức năng nhiệm vụ của từng tầng mà người ta gọi là đai vận tải, đai bảo vệ, đai dọnsạch, Chiều rộng mặt tầng khô ...

Tài liệu được xem nhiều: