Danh mục

Bài giảng Công nghệ chế tạo máy (Học phần 2)

Số trang: 44      Loại file: ppt      Dung lượng: 1.83 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (44 trang) 0
Xem trước 5 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng thông tin đến các bạn các nội dung: khái niệm công nghệ điển hình; mục đích của quy trình công nghệ điển hình; nghiên cứu quy trình công nghệ của các chi tiết điển hình; tính công nghệ trong kết cấu; trình tự công nghệ gia công. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng để nắm chi tiết nội dung kiến thức.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Công nghệ chế tạo máy (Học phần 2) CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY (Học phần 2) Số đơn vị học trình: 04 Lý thuyết: 58 tiết Thực hành: 0 tiết Kiểm tra: 02 tiết Đồ án môn học: 02 tuần KHÁI NIỆM CÔNG NGHỆ  ĐIỂN HÌNH • Những chi tiết máy giống nhau về hình dáng  và kết cấu công nghệ được gia công bằng  các biện pháp công nghệ như nhau • Qui trình công nghệ chung để gia công các  chi tiết máy đó gọi là qui trình công nghệ  điển hình MỤC ĐÍCH CỦA QUI TRÌNH  CÔNG NGHỆ ĐIỂN HÌNH • Tiết kiệm thời gian chuẩn bị công nghệ • Giảm bớt các tài liệu giống nhau về nội dung • Chuyên môn hóa sản xuất, nâng cao tính loạt  để tăng năng suất chế tạo. Nghiên cứu qui trình công nghệ  của các chi tiết điển hình sau: + Các chi tiết dạng hộp + Các chi tiết dạng càng + Các chi tiết dạng bạc + Các chi tiết dạng trục + Các chi tiết dạng bánh răng NỘI DUNG NGHIÊN CỨU • Đặc điểm, yêu cầu kỹ thuật và tính công  nghệ trong kết cấu • Vật liệu và phôi • Qui trình công nghệ • Biện pháp thực hiện các nguyên công chính • Các phương pháp kiểm tra Chương 1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CHI TIẾT DẠNG HỘP  I. Đặc điểm chi tiết dạng hộp  Là chi tiết cơ sở  để đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi  tiết trong cơ cấu.  Có  hình  khối  rỗng,  xung  quanh  có  các  thành  vách,  có  nhiều  gân gờ và các phần lồi lõm khác nhau.  Có các mặt phẳng cần gia công với độ chính xác khác nhau và  cũng có các bề mặt không cần gia công.  Có một hệ lỗ cần gia công với độ chính xác khác nhau. •  Lỗ chính xác để lắp ghép với gối  ổ (yêu cầu chính xác cao  về vị trí tương quan, kích thước) • Lỗ không chính xác để kẹp chặt các chi tiết (lỗ lắp bu lông  nền, lỗ ghép nắp ổ...) 1. Những yêu cầu kỹ thuật chính   Độ chính xác kích thước:  • Các lỗ chính thường yêu cầu đạt độ chính xác cấp 6 ÷ 8, đôi  khi cao hơn khoảng cấp 5. Nhám bề mặt Ra = 2,5÷0,63 µm,  đôi khi cao hơn Ra   0,32 µm. • Các mặt phẳng thường yêu cầu đạt độ chính xác cấp 8 ÷ 9,  đôi khi là cấp 7. Nhám bề mặt Ra = 5÷1,25 µm.  Độ chính xác hình dáng hình học: • Sai số hình dáng các lỗ thường 0,5 ÷ 0,7 dung sai đường kính  lỗ.  Độ chính xác vị trí tương quan giữa các bề mặt gồm: • Độ không phẳng và độ không song song của các mặt phẳng  chính khoảng 0,05 ÷ 0,1 mm trên toàn bộ chiều dài. • Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ lấy trong  khoảng 0,01÷0,05 mm /100mm bán kính. • Độ không vuông góc của các mặt phẳng lấy trong khoảng  0,05÷0,2 mm /100mm chiều dài. • Độ không vuông góc của của các tâm lỗ khoảng 0,02÷0,06  mm (cặp bánh răng côn, trục vít ­ bánh vít). • Dung sai độ đồng tâm của các lỗ đồng trục bằng ½ dung sai  đường kính lỗ nhỏ nhất. • Dung sai độ song song của các tâm lỗ bằng dung sai khoảng  cách tâm các lỗ. 2. Vật liệu và phôi 2.1. Vật liệu  Vật  liệu  chế  tạo  các  chi  tiết  dạng  hộp  yêu  cầu  phải  có  tính  đúc tốt.  Thường dùng: gang xám, thép đúc, thép tấm, hợp kim nhôm… 2.1. Phôi  Phôi đúc: • Đúc trong khuôn cát • Đúc trong khuôn kim loại • Đúc áp lực  Chú ý: Phôi đúc nguội không đều gây biến dạng nhiệt và  ứng  suất dư          khử ứng suất dư trước khi gia công  Phôi hàn: • Kiểu thô (hàn ghép thành hộp mới gia công) •  Kiểu  tinh  (hàn  ghép  các  tấm  thép  qua  gia  công  sơ  bộ  thành hộp sau đó gia công tinh cả hộp)  Phôi dập: (hộp kích thước nhỏ, hình dạng đơn giản loạt  lớn, hàng khối) • Dập nóng: thép • Dập nguội: kim loại màu  3. Tính công nghệ trong kết cấu:  Phải có hình dáng hình học đảm bảo gia công toàn bộ hộp từ  một chuẩn thống nhất.  Đảm bảo khả năng gia công mặt phẳng và các mặt đầu của  lỗ bằng một hành trình chạy dao.  Hạn chế việc có nhiều kích thước lỗ và kích thước ren.  Tránh phải cạo, rà các mặt phẳng và mặt lỗ.  Đảm bảo các mặt đầu của lỗ phải vuông góc với đường tâm  lỗ ở hành trình vào cũng như hành trình ra của dụng cụ cắt.  Các lỗ dùng xỏ bulông, lỗ có ren dùng kẹp chặt nên là lỗ tiêu  chuẩn. II. Trình tự công nghệ gia công 2.1. Chuẩn định vị:  Chuẩn thô:  Có thể chọn là các lỗ chính của hộp:  Có thể chọn là mặt trong của hộp không gia công:  Có thể chọn là mặt ngoài hoặc gân gờ có sẵn của hộp:  Chuẩn tinh:  Phương án 1: Mặt phẳng kết hợp với 2 lỗ vuông góc với mặt  phẳng đó.  Phương án 2: Hệ 3 mặt phẳng vuông góc.   Ngoài  ra  có  thể  kết  hợp  hai  sơ  đồ  trên  hoặc  sử  dụng  các  kết cấu có sẵn của hộp làm chuẩn tinh. 2.2. Trình tự gia công:  Khi gia công hộp nên tuân theo trình tự sau:  Gia công mặt chuẩn.  Gia công các lỗ chính.  Kiểm tra trung gian.  Gia các bề mặt còn lại.  Tổng kiểm tra.  Gia công mặt chuẩn Gia công mặt phẳng chuẩn Gia công mặt phẳng đáy định vị bằng 2 mũi tâm  kết hợp chốt tỳ chống xoay Gia công mặt lỗ chuẩn: Thường gia công trên máy khoan cần  ngang ...

Tài liệu được xem nhiều: