Bài giảng của I. B. Singer - Một truyện ngắn hậu hiện đại đậm đà triết lí nhân sinh
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 247.58 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Hậu hiện đại, bài viết tập trung tìm hiểu tính đa chủ đề, nghệ thuật giễu nhại và chất hiện thực huyền ảo trong Bài giảng của Isaac Bashevic Singer, (nhà văn Mỹ được trao giải Nobel văn học năm 1978), qua đó chứng tỏ rằng các nhà Hậu hiện đại có xu hướng quay lại với cái giản dị, bình thường, gần gũi cuộc sống, cho nên, truyện ngắn Bài giảng vẫn đậm đà hương vị lạc quan của triết lí nhân sinh cao đẹp sinh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng của I. B. Singer - Một truyện ngắn hậu hiện đại đậm đà triết lí nhân sinh TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 BÀI GIẢNG CỦA I. B. SINGER - MỘT TRUYỆN NGẮN HẬU HIỆN ĐẠI ĐẬM ĐÀ TRIẾT LÍ NHÂN SINH Nguyễn Thị Hạnh1 TÓM TẮT Khái niệm Hậu hiện đại cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi và đôi khi người đọc dễ nhầm lẫn cho rằng truyện ngắn Hậu hiện đại thường chú ý đến những cách tân nghệ thuật táo bạo. Trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Hậu hiện đại, bài viết tập trung tìm hiểu tính đa chủ đề, nghệ thuật giễu nhại và chất hiện thực huyền ảo trong Bài giảng của Isaac Bashevic Singer, (nhà văn Mĩ được trao giải Nobel văn học năm 1978), qua đó chứng tỏ rằng các nhà Hậu hiện đại có xu hướng quay lại với cái giản dị, bình thường, gần gũi cuộc sống, cho nên, truyện ngắn Bài giảng vẫn đậm đà hương vị lạc quan của triết lí nhân sinh cao đẹp. Từ khoá: Truyện ngắn, hậu hiện đại 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm Hậu hiện đại cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi và người đọc dễ nhầm lẫn cho rằng truyện ngắn Hậu hiện đại thường chú ý đến những cách tân nghệ thuật táo bạo. Và lâu nay, nhắc đến Chủ nghĩa Hậu hiện đại, đôi khi người ta chỉ ấn tượng về những lối viết lạ, hiện đại, thậm chí là những thông điệp khó hiểu, khó nắm bắt, đối lập hoàn toàn với lối đọc truyền thống. Tuy nhiên, đó không hoàn toàn là xu hướng của truyện ngắn Hậu hiện đại. Bài giảng của nhà văn Mĩ Isaac Bashevic Singer, một truyện ngắn Hậu hiện đại tiêu biểu, vừa sử dụng những âm hưởng đặc trưng của chủ nghĩa Hậu hiện đại vừa kết hợp cách giải quyết vấn đề có vẻ truyền thống gợi mở những vấn đề triết lí nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, về đạo lí làm người trong thời đại mà mọi giá trị tưởng chừng như có sự đảo lộn, chứng tỏ truyện ngắn Hậu hiện đại có xu hướng quay lại với cái giản dị, bình thường, gần gũi với cuộc sống. 2. MỘT TRUYỆN NGẮN ĐA CHỦ ĐỀ Bài giảng là câu chuyện kể về một nhà văn Do Thái trong một lần đến Montrel thuyết giảng, tàu gặp bão tuyết nên đến trễ. Buổi báo cáo phải trì hoãn. Tập bản thảo cũng bị mất. Nhân vật “tôi” tên là N. được một người phụ nữ Ba Lan - vốn là bạn đọc yêu quý nhà văn đến đón ở ga. Bà đưa nhà văn về gian nhà chật chội, nghèo nàn của hai mẹ con để nghỉ qua đêm lạnh. Bà kể lại chuỗi đời vất vả của mình từ khi ở trong trại tập trung của Hitle cho đến sau giải phóng. Đêm ấy, do quá lạnh và đói, hoặc có thể do cơn đau tim, bà đã chết. Nhà văn sợ hãi khi chỉ có một mình với cái xác chết. Sau khi gào khóc thương mẹ, tìm mọi người giúp đỡ mà không được, cô gái quay trở lại, nhà văn cảm thấy cuộc sống như được hồi sinh. “Tôi” ôm cô gái vào lòng, tự hứa trước linh hồn bà mẹ sẽ chở che và không bỏ rơi cô. 1 ThS, Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức 31 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 Thoạt tiên, nếu chỉ nhìn vào cốt truyện tóm lược này, ngoài triết lí nhân sinh lớn bao trùm được nhận biết thì hầu như toàn bộ âm hưởng đặc trưng của một truyện ngắn Hậu hiện đại đã biến mất. Bài giảng chẳng qua chỉ còn lại như một bộ khung xương vô hồn quen thuộc của những truyện ngắn nhàn nhạt thường thấy. Bởi lẽ, tính đa chủ đề và giọng điệu giễu nhại cùng nghệ thuật hiện thực huyền ảo, vốn là những “đặc tính” riêng của truyện ngắn Hậu hiện đại không còn hiện diện. Tính đa chủ đề không được tập trung thể hiện thành những mạch chảy chủ đề xuyên suốt tác phẩm mà chúng xuất hiện ở dạng cắt mảnh, với những lát cắt, đường viền được gắn kết, đan cài có vẻ ngẫu nhiên nhưng hoàn toàn có chủ ý. Với một dung lượng không dài, cốt truyện có vẻ đơn giản, không chứa nhiều xung đột, hay tình huống căng thẳng, gay cấn như truyện ngắn truyền thống, Bài giảng mang nhiều chủ đề khác nhau. Nhà văn đặt ra đồng thời rất nhiều vấn đề: về tín ngưỡng tôn giáo, về triết lí nhân sinh, về tính dân tộc, về nhân vật lịch sử, về nghệ thuật, về tình yêu... Theo kiểu rất đặc trưng của truyện ngắn Hậu hiện đại, các vấn đề trên không được mổ xẻ, phân tích sâu, không được trình bày một cách đao to búa lớn mà thông qua lời nhân vật, hoặc lời người kể chuyện..., nhà văn khéo léo truyền đạt các vấn đề trên qua sự đồng sáng tạo của bạn đọc. Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo được tái hiện sinh động qua cách bàn về Thượng Đế, cõi niết bàn, thế giới cát bụi, niềm tin vào Chúa... Thượng Đế, trong tâm thức của con người thường mang dáng vẻ trừu tượng, huyền bí, khó xác định thì giờ đây hiện lên với một diện mạo đơn giản, cụ thể và gần gũi: “Chẳng có gì tồn tại ngoại trừ phải chờ đợi kiên nhẫn cho tới khi ý muốn của Thượng Đế về việc dùng tuyết làm con tàu tắc lại trên đường ray sẽ nhường chỗ cho những ý muốn khác của Thượng Đế cho phép con tàu chuyển động và tớ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng của I. B. Singer - Một truyện ngắn hậu hiện đại đậm đà triết lí nhân sinh TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 BÀI GIẢNG CỦA I. B. SINGER - MỘT TRUYỆN NGẮN HẬU HIỆN ĐẠI ĐẬM ĐÀ TRIẾT LÍ NHÂN SINH Nguyễn Thị Hạnh1 TÓM TẮT Khái niệm Hậu hiện đại cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi và đôi khi người đọc dễ nhầm lẫn cho rằng truyện ngắn Hậu hiện đại thường chú ý đến những cách tân nghệ thuật táo bạo. Trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Hậu hiện đại, bài viết tập trung tìm hiểu tính đa chủ đề, nghệ thuật giễu nhại và chất hiện thực huyền ảo trong Bài giảng của Isaac Bashevic Singer, (nhà văn Mĩ được trao giải Nobel văn học năm 1978), qua đó chứng tỏ rằng các nhà Hậu hiện đại có xu hướng quay lại với cái giản dị, bình thường, gần gũi cuộc sống, cho nên, truyện ngắn Bài giảng vẫn đậm đà hương vị lạc quan của triết lí nhân sinh cao đẹp. Từ khoá: Truyện ngắn, hậu hiện đại 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm Hậu hiện đại cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi và người đọc dễ nhầm lẫn cho rằng truyện ngắn Hậu hiện đại thường chú ý đến những cách tân nghệ thuật táo bạo. Và lâu nay, nhắc đến Chủ nghĩa Hậu hiện đại, đôi khi người ta chỉ ấn tượng về những lối viết lạ, hiện đại, thậm chí là những thông điệp khó hiểu, khó nắm bắt, đối lập hoàn toàn với lối đọc truyền thống. Tuy nhiên, đó không hoàn toàn là xu hướng của truyện ngắn Hậu hiện đại. Bài giảng của nhà văn Mĩ Isaac Bashevic Singer, một truyện ngắn Hậu hiện đại tiêu biểu, vừa sử dụng những âm hưởng đặc trưng của chủ nghĩa Hậu hiện đại vừa kết hợp cách giải quyết vấn đề có vẻ truyền thống gợi mở những vấn đề triết lí nhân sinh sâu sắc về cuộc đời, về đạo lí làm người trong thời đại mà mọi giá trị tưởng chừng như có sự đảo lộn, chứng tỏ truyện ngắn Hậu hiện đại có xu hướng quay lại với cái giản dị, bình thường, gần gũi với cuộc sống. 2. MỘT TRUYỆN NGẮN ĐA CHỦ ĐỀ Bài giảng là câu chuyện kể về một nhà văn Do Thái trong một lần đến Montrel thuyết giảng, tàu gặp bão tuyết nên đến trễ. Buổi báo cáo phải trì hoãn. Tập bản thảo cũng bị mất. Nhân vật “tôi” tên là N. được một người phụ nữ Ba Lan - vốn là bạn đọc yêu quý nhà văn đến đón ở ga. Bà đưa nhà văn về gian nhà chật chội, nghèo nàn của hai mẹ con để nghỉ qua đêm lạnh. Bà kể lại chuỗi đời vất vả của mình từ khi ở trong trại tập trung của Hitle cho đến sau giải phóng. Đêm ấy, do quá lạnh và đói, hoặc có thể do cơn đau tim, bà đã chết. Nhà văn sợ hãi khi chỉ có một mình với cái xác chết. Sau khi gào khóc thương mẹ, tìm mọi người giúp đỡ mà không được, cô gái quay trở lại, nhà văn cảm thấy cuộc sống như được hồi sinh. “Tôi” ôm cô gái vào lòng, tự hứa trước linh hồn bà mẹ sẽ chở che và không bỏ rơi cô. 1 ThS, Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức 31 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 9. 2011 Thoạt tiên, nếu chỉ nhìn vào cốt truyện tóm lược này, ngoài triết lí nhân sinh lớn bao trùm được nhận biết thì hầu như toàn bộ âm hưởng đặc trưng của một truyện ngắn Hậu hiện đại đã biến mất. Bài giảng chẳng qua chỉ còn lại như một bộ khung xương vô hồn quen thuộc của những truyện ngắn nhàn nhạt thường thấy. Bởi lẽ, tính đa chủ đề và giọng điệu giễu nhại cùng nghệ thuật hiện thực huyền ảo, vốn là những “đặc tính” riêng của truyện ngắn Hậu hiện đại không còn hiện diện. Tính đa chủ đề không được tập trung thể hiện thành những mạch chảy chủ đề xuyên suốt tác phẩm mà chúng xuất hiện ở dạng cắt mảnh, với những lát cắt, đường viền được gắn kết, đan cài có vẻ ngẫu nhiên nhưng hoàn toàn có chủ ý. Với một dung lượng không dài, cốt truyện có vẻ đơn giản, không chứa nhiều xung đột, hay tình huống căng thẳng, gay cấn như truyện ngắn truyền thống, Bài giảng mang nhiều chủ đề khác nhau. Nhà văn đặt ra đồng thời rất nhiều vấn đề: về tín ngưỡng tôn giáo, về triết lí nhân sinh, về tính dân tộc, về nhân vật lịch sử, về nghệ thuật, về tình yêu... Theo kiểu rất đặc trưng của truyện ngắn Hậu hiện đại, các vấn đề trên không được mổ xẻ, phân tích sâu, không được trình bày một cách đao to búa lớn mà thông qua lời nhân vật, hoặc lời người kể chuyện..., nhà văn khéo léo truyền đạt các vấn đề trên qua sự đồng sáng tạo của bạn đọc. Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo được tái hiện sinh động qua cách bàn về Thượng Đế, cõi niết bàn, thế giới cát bụi, niềm tin vào Chúa... Thượng Đế, trong tâm thức của con người thường mang dáng vẻ trừu tượng, huyền bí, khó xác định thì giờ đây hiện lên với một diện mạo đơn giản, cụ thể và gần gũi: “Chẳng có gì tồn tại ngoại trừ phải chờ đợi kiên nhẫn cho tới khi ý muốn của Thượng Đế về việc dùng tuyết làm con tàu tắc lại trên đường ray sẽ nhường chỗ cho những ý muốn khác của Thượng Đế cho phép con tàu chuyển động và tớ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Truyện ngắn hậu hiện đại Triết lí nhân sinh Thái độ phân biệt chủng tộc trong truyện ngắn Nghệ thuật của truyện ngắn hiện đại Đặc trưng truyện ngắn Anh MỹGợi ý tài liệu liên quan:
-
2 trang 38 0 0
-
Hành trang họ mang hay sự sám hối về một cuộc chiến của Tim O'Brien
6 trang 15 0 0 -
5 trang 15 0 0
-
Triết lí nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ
6 trang 14 0 0 -
Thơ 1-2-3 (Việt Nam) và thơ Haiku (Nhật Bản) nhìn từ góc độ văn học so sánh
11 trang 13 0 0 -
Triết lí nhân sinh qua quan hệ cha mẹ - con cái và ngược lại trong ca dao Việt Nam
7 trang 11 0 0 -
Mối liên hệ từ thi phẩm Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trương Nhược Hư đến thi ca Việt Nam
8 trang 10 0 0 -
Phân tích tính Triết lí nhân sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ Nhàn
5 trang 10 0 0 -
Tìm hiểu một số nội dung giáo dục qua triết lí nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam
4 trang 8 0 0 -
Kết cấu nghệ thuật trong câu chuyện con ngựa Kholstomer của L.N.Tolstoy
9 trang 4 0 0