Bài giảng Đại cương về giải phẫu học giới thiệu tới người đọc về giải phẫu học, hệ xương, hệ khớp, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu, hệ sinh dục, hệ thần kinh, hệ nội tiết, các giác quan. Đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn sinh viên y khoa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Đại cương về giải phẫu họcBÀI 1 Mục tiêu Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: 1. Trình bày được định nghĩa và tầm quan trọng của giải phẫu học 2. Trình bày được nguyên tắc đặt tên trong giải phẫu học 3. Kể được tên những nhà giải phẫu học lớn của Việt Nam và thế giới Nội dung 1. ĐỊNH NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRONG CỦA GIẢI PHẪU HỌC 1.1. Khái niệm Giải phẫu học là môn khoa học nghiên cứu về hình thái, cấu trúc của cơ thể, mốiliên quan của các bộ phận trong cơ thể và giữa cơ thể với môi trường, đồng thời cũngnghiên cứu các quy luật phát triển của cơ thể đối với chức năng. Có nhiều cách mô tả giải phẫu khác nhau:-Giải phẫu hệ thống là cách mô tả cấu trúc của từng hệ cơ quan riêng biệt. Giải phẫu hệthống thích hợp với mục đích giúp người học hiểu được cấu tạo và chức năng của từnghệ cơ quan. Các hệ thống cơ quan của cơ thể bao gồm hệ cơ xương khớp, hệ tuần hoàn,hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ tiết niệu-sinh dục, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ các giác quan.-Giải phẫu định khu là cách mô tả cấu trúc và mối liên quan của tất cả các hệ cơ quankhác nhau trong cùng một vùng cơ thể. Cơ thể được chia thành những vùng sau: đầu mặtcổ, ngực, bụng, lưng, chậu hông, đáy chậu, chi trên và chi dưới.-Giải phẫu vi thể là cách mô tả cấu trúc của các cơ quan dưới kính hiển vi-Giải phẫu đại thể là cách mô tả cấu trúc của các cơ quan bằng mắt thường. 1.2. Tầm quan trọng Trong y học có nhiều môn học, giải phẫu học được xem là môn học cơ sở của tấtcả các môn học trong y học. Kiến thức giải phẫu học người là kiến thức nền tảng, giúp tahiểu được cấu tạo của cơ thể. Muốn hiểu được hoạt động bình thường và bất thường củacác cơ quan ( sinh lý học và sinh lý bệnh), sự phát triển của thai ( phôi học ), cấu trúc bất 1thường của các cơ quan khi bị bệnh (giải phẫu bệnh) thì phải biết cấu trúc, hình thái bìnhthường của từng cơ quan bộ phận trong cơ thể (giải phẫu học). Giải phẫu học cũng được xem là môn học cơ sở của tất cả các môn học trong cácchuyên ngành lâm sàng. Muốn chăm sóc điều trị bệnh nhân tốt thì phải nắm vững đượccấu tạo từng cơ quan bộ phận, từng vùng trong cơ thể. Không thể học các môn học y họclâm sàng tốt nếu không học tốt giải phẫu học. Ví dụ: không biết vị trí giải phẫu của tim ởđâu thì không thể nghe tiếng tim được, không biết giải phẫu của gan thì không thể khámgan lớn, không thể bắt mạch, truyền dịch nếu không học giải phẫu các mạch máu, khôngthể chích thuốc nếu không học giải phẫu các vùng được tiêm…. Vì vậy các sinh viên y khoa phải được học giải phẫu học trước khi học các mônhọc khác trong y học và phải học thật tốt, nắm thật vững các kiến thức này để vận dụngkhi học tập và chăm sóc bệnh nhân. 2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN TRONG GIẢI PHẪU HỌC 2.1. Dựa vào hình dáng để đặt tên Ví dụ: xương thuyền (vì giống chiếc thuyền), xương bướm (giống con bướm), cơnhị đầu( vì có 2 đầu)… 2.2. Dựa vào chức năng : Ví dụ: cơ dạng-khép, cơ ngữa-sấp, mấu chuyển, mấu động. 2.3. Dựa vào tư thế cơ bản và trục cơ thể -Tư thế cơ bản: là tư thế đứng thẳng, hai chân song song, hai tay duỗi thẳng, lòngbàn tay hướng về phía trước, ngón tay cái hướng ra ngoài -Các trục cơ thể: + Trục phải trái: khi cơ thể vận động theo trục này gây ra động tác gấpduỗi, có các cơ gấp duỗi + Trục trước sau: khi cơ thể vận động theo trục này gây ra động tác khépdạng, có các cơ khép, cơ dạng. + Trục trên dưới: khi cơ thể vận động theo trục này gây ra động tác xoayvào xoay ra, sấp ngữa, có các cơ sấp, cơ ngữa.2 2.4. Dựa vào vị trí tương quan với ba mặt phẳng không gian Từ 3 mặt phẳng trong không gian là : mặt phẳng ngang, mặt phẳng đứng dọc, mặtphẳng đứng ngang, người ta sử dụng các tên gọi sau: -Trên dưới: trên nếu gần đầu, dưới nếu gần chân. -Trước và sau: trước là bụng, sau là lưng. -Trong và ngoài: dùng theo nghĩa thông thường 2.5. Dựa vào vị trí nông sâu (cơ gấp nông cơ gấp sâu), hướng đi (thẳng, chéo, xiên ) 3. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA GIẢI PHẪU HỌC 3.1. Lịch sử giải phẫu học thế giới Môn giải phẫu học bắt nguồn từ những kiến thức giải phẫu thuộc các nền y học cổHi Lạp và La Mã. Từ nhiều thế kỷ trước sau công nguyên cho tới thế kỷ XV, nhiều bậcthầy y học đã có những cống hiến xuất sắc như: Hypocrate ( ông tổ ngành Y ), Galien,Hoa Đà. HYPOCRATE ANDRE VESALIUS ĐỖ XUÂN HỢP Đến thời kỳ trung cổ, do những tư tưởng siêu hình của nhà thờ đã thống trị trongmọi lĩnh vực, cho nên giải phẫu học cũng như các ngành khoa học khác đều bị suy thoáinghiêm trọng. Song đến thời kỳ phục hưng, những tư tưởng siêu hình bị đánh đỗ, nhiềunhà nghiên cứu đã tiến hành mổ tử thi để tìm hiểu cấu tạo cơ thể. Đi đầu là ông AndreVesalius ( được xem là ông ...