Danh mục

Bài giảng Địa chất học: Chương 1 - Nguyễn Thị Mây

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.37 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Địa chất học: Chương 1 nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức về: Cấu tạo của Trái Đất, các tính chất vật lý cơ bản và thành phần hoá học của Trái Đất. Mời bạn đọc tham khảo bài giảng để hiểu rõ thêm về các nội dung trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Địa chất học: Chương 1 - Nguyễn Thị Mây Chương 1CẤU TẠO, CÁC TÍNH CHẤT VẬT LÝ HÓA HỌC CỦA TRÁI ĐẤT Mục tiêu: Nhằm trang bị cho sinh viên những kiếnthức về: * Cấu tạo của Trái Đất * Các tính chất vật lý cơ bản vàthành phần hoá học của Trái Đất1.1. Cấu tạo, trạng thái vật chất bên trong TĐ Bằng phương pháp gián tiếp đặc biệt là phương pháp địa chấn cho phép các nhà khoa học giả thiết rằng Trái Đất được cấu tạo bởi ba quyển: - Vỏ - Manti - Nhân Các quyển này khác nhau về thành phần, trạng thái vật chất.1.1.1. Vỏ Trái Đất Vỏ Trái Đất là phần cứng ngoài cùng củaTrái Đất, ngăn cách với quyển Manti bên dướibằng mặt ranh giới Moho, có bề dày thay đổi 5 -10km ở đại dương và 20 - 70km ở lục địa. VỏTrái Đất được cấu tạo bởi các lớp có thànhphần khác nhau, được chia ra 2 kiểu vỏ: vỏ lụcđịa và vỏ đại dương. - Vỏ lục địa:Phân bố ở nền lục địa có một phần nằm dướimực nước biển. Bề dày trung bình 35 - 40km, ởmiền núi cao có thể đạt tới 70km. Về cấu tạogồm: Lớp trầm tích cổ, lớp granit và lớp bazan - Vỏ đại dương:Phân bố ở nền đại dương, dưới tầng nước biểnvà đại dương. Bề dày trung bình 5 - 10km. Vềcấu tạo gồm: Lớp trầm tích trẻ và lớp bazan.- Thành phần hoá học: Có mặt hầu hết các nguyên tố hoá họctrong bảng hệ thống tuần hoàn Mendeleev,trong đó chủ yếu là các nguyên tố O2, Si, Al, Na,K, Ca, Fe, Mg. Trong tám nguyên tố này, Si vàAl có hàm lượng lớn nhất nên còn được gọi làquyển Sial 1.1.2. Quyển Manti. Ngăn cách với vỏ Trái Đất bằng mặt Mohovà nhân Trái Đất bằng mặt Gutenberg, ở độ sâu70 - 2900km. Căn cứ vào tốc độ truyền sóngchấn động chia ra: lớp cứng trên cùng là phầndưới của thạch quyển. Tiếp đó là lớp vật chất cótính dẻo nên được gọi là quyển mềm. Phầndưới cùng vật chất ở trạng thái rắn. - Quyển mềm Tại đây vật chất ở trạng thái nửa nóng chảynửa kết tinh nên đã hình thành các dòng đối lưutheo chiều thẳng đứng và nằm ngang. Do sự dichuyển của vật chất theo chiều thẳng đứng nênđã tác động vào thạch quyển gây nứt vỡ. Vậtchất nóng chảy xâm nhập vào vỏ Trái Đất gâynên hiện tượng xâm nhập, phun trào1.1.3. Nhân Trái Đất.Độ sâu 2900 km- 6371km, theo nhiều nhà khoahọc nhân ngoài gần như lỏng, nhân trong rắnTrước kia người ta cho rằng toàn bộ nhân là sắtvà niken nên còn gọi là Nife. Ngày nay người taquan niệm rằng, nhân khác các quyển nằm trênnó không phải do thành phần mà chủ yếu dotrạng thái vật chất. Với áp suất lớn vật chất tồntại ở dạng ion mang điện.1.2. Các tính chất vật lý của Trái Đất 1.2.1.Tỉ trọng: Do khối lượng các lớp bên trên đè nén các lớp bên dưới, nên vật chất ở các lớp dưới bị nén chặt làm tăng mật độ vật chất dẫn tới tăng tỉ trọng. Như vậy ta thấy tỉ trọng của Trái Đất tăng dần theo chiều sâu.1.2.2. Áp suất - Áp suất thủy tĩnh: sinh ra do trọng lượng các lớp bên trên đè nén các lớp bên dưới, áp suất thủy tĩnh tăng theo chiều sâu. - Áp suất địng hướng: sinh ra do các chuyển động kiến tạo của vỏ Trái Đất. Phân bố theo phương nằm ngang ở phần trên của vỏ Trái Đất và giảm dầntheo chiều sâu.1.2.3. Trọng lực Trọng lực là tổng hợp của hai lực: lực hút của Trái Đất và lực ly tâm sinh ra do sự tự quay của Trái Đất (do lực ly tâm nhỏ chỉ ~ 0,34% nên hướng của trọng lực vẫn là hướng tâm).1.2.4. Nhiệt của Trái Đất Nhiệt của Trái Đất gồm có nhiệt bên ngoài (do mặt trời cung cấp) và nhiệt bên trong Trái Đất.- Nhiệt bên trong: do các phản ứng hóa học tỏa nhiệt, sự phân hủy các nguyên tố phóng xạ hay nhiệt từ các lò magma. Bên dưới tầng thường ôn, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng dần+ Cấp địa nhiệt: Là khoảng độ sâu tính bằng mét để nhiệt độ tăng lên 10C, cấp địa nhiệt trung bình của vỏ Trái Đất là 33m.1.2.5. Từ tính của Trái Đất Trái Đất là một nam châm khổng lồ, khoảng không gian chịu ảnh hưởngcủa nam châm đó gọi là từ trường của Trái Đất Nguyên nhân Trái Đất có từ trường: do sự dịch chuyển các dòng vật chất trong nhân, do đá của vỏ Trái Đất chứa các khoáng vật có từ tính, sự không đồng nhất mật độ vật chất giữa các lớp bên trong Trái Đất .

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: