Danh mục

Bài giảng Điều khiển máy điện nâng cao: Bài giảng 1 - TS. Nguyễn Quang Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 892.03 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Điều khiển máy điện nâng cao: Bài giảng 1 trình bày tổng quan về truyền động điện hiện đại, xu hướng công nghệ truyền động, phương pháp luận thiết kế truyền động, khái niệm ITF và IRTF, nguyên lý điều khiển mômen điện từ (tt), động học truyền động và một số nội dung khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Điều khiển máy điện nâng cao: Bài giảng 1 - TS. Nguyễn Quang Nam Bài giảng Điều Khiển Máy Điện Nâng Cao TS. Nguyễn Quang Nam 2013 – 2014, HK 2 http://www4.hcmut.edu.vn/~nqnam/lecture.php nqnam@hcmut.edu.vn Bài giảng 1 1Đánh giá môn học Đánh giá 3 phần: thuyết trình (20%), tiểu luận (báo cáo,20%), và thi (60%). Thuyết trình: nhóm (tối đa 3 người) sẽ thuyết trình trướclớp (thời gian khoảng cuối học kỳ) về một vấn đề đãnghiên cứu chung Tiểu luận: mỗi nhóm nộp báo cáo thuyết minh về kếtquả thực hiện tiểu luận của riêng mình Thi: viết (90 phút) Bài giảng 1 2Tổng quan về truyền động điện hiện đại Truyền động điện có thể được định nghĩa là hệ thống có khả năng chuyển đổi hiệu quả điện năng sang cơ năng. Bài giảng 1 3Tổng quan về truyền động điện hiện đại (tt) Trong một số trường hợp năng lượng có thể truyền từ hệ cơ sang hệ điện, và khi đó bộ biến đổi (ĐTCS) cần có khả năng truyền năng lượng theo hai chiều. Bộ điều khiển cũng có thể nối trực tiếp với bộ biến đổi. Liên kết truyền thông cho phép kết nối hệ truyền động với mạng máy tính để hỗ trợ các chức năng như cài đặt, khởi tạo, chẩn đoán và điều khiển quá trình cấp cao. Cần có các giải thuật điều khiển phù hợp để thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng trong hệ truyền động. Bài giảng 1 4Tổng quan về truyền động điện hiện đại (tt) Phạm vi công suất thường từ vài mW đến hàng trăm MW, cho thấy sự linh hoạt và khả năng ứng dụng rộng rãi. Bài giảng 1 5Xu hướng công nghệ truyền động Truyền động điện hiện đại thường dùng một trong ba loại máy điện: không đồng bộ, đồng bộ NCVC và từ trở chuyển mạch. Bài giảng 1 6Xu hướng công nghệ truyền động (tt) Động cơ không đồng bộ được dùng phổ biến nhất trong các hệ truyền động công nghiệp nhờ sự chắc chắn của động cơ và sự tin cậy của công nghệ truyền động. Sự phát triển của các bộ điều khiển nhanh, và giá rẻ đã hỗ trợ sự thành công này, bằng việc cho phép thực hiện các thuật toán điều khiển tốt. Kết quả là một hệ truyền động không chổi than và không cảm biến, có chất lượng hơn hẳn các máy điện DC cổ điển. Một thông số chất lượng quan trọng là mật độ công suất, hay tỷ số giữa công suất ra và khối lượng (kW/kg). Bài giảng 1 7Xu hướng công nghệ truyền động (tt) Trong gần 30 năm qua đã có sự phát triển vượt bậc của các bộ biến đổi ĐTCS. Các bộ biến đổi AC/AC đã gia tăng mật độ công suất từ 30 kVA/m3 (vào cuối thế kỷ trước) thành 500 kVA/m3 ngày nay. Một số yếu tố đóng góp cho sự phát triển trên: linh kiện đóng/ngắt tốt hơn, công nghệ tản nhiệt tốt hơn, các sơ đồ và thuật toán chuyển mạch cực tiểu hóa tổn hao (ví dụ kỹ thuật chuyển mạch mềm), công cụ thiết kế tốt hơn, bộ xử lý số và mạch kích nhỏ gọn hơn. Bài giảng 1 8Xu hướng công nghệ truyền động (tt) Bài giảng 1 9Xu hướng công nghệ truyền động (tt) Kỹ thuật điều khiển nhúng và truyền thông cũng được phát triển. Một số yếu tố then chốt liên quan đến bộ điều khiển: các giải thuật điều khiển định hướng từ trường (FOC) cho máy AC, kỹ thuật điều rộng xung và vectơ không gian, các giải thuật điều khiển mômen trực tiếp cho máy AC và từ trở chuyển mạch, các giải thuật điều khiển không cần cảm biến vị trí cũng như giảm số lượng cảm biến điện áp/dòng điện, sự sẵn có của các DSP và vi điều khiển hiệu năng cao, cũng như các công cụ hỗ trợ. Bài giảng 1 10Phương pháp luận thiết kế truyền động Bài giảng 1 11Tổ chức thực nghiệm Bài giảng 1 12Khái niệm ITF và IRTF Các máy điện có từ trường quay có thể được mô hình hóa bởi sự hỗ trợ của khái niệm máy biến áp quay lý tưởng (IRTF). Các khái niệm máy biến áp lý tưởng (ITF) và máy biến áp quay lý tưởng (IRTF) đã được giải thích chi tiết trong quyển sách Fundamentals of Electrical Drives. Khái niệm ITF thể hiện một máy biến áp 2 dây quấn không có từ tản, tổn hao lõi thép hay dây quấn. Bài giảng 1 13Khái niệm ITF và IRTF (tt) Khái niệm ITF Bài giảng 1 14Khái niệm ITF và IRTF (tt) Mô hình IRTF là một thiết bị 3 cổng mô tả tương tác giữa các đại lượng điện stato và rôto và các đại lượng cơ. Mô hình cho thấy làm thế nào tạo ra mô men từ dòng điện và từ thông, và làm ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: