Danh mục

Bài giảng Dược lâm sàng 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 59      Loại file: pdf      Dung lượng: 644.69 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Dược lâm sàng 2 tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung tổng quan về: rối loạn chức năng tuyến giáp; bệnh động kinh; bệnh Parkinson; loãng xương; bệnh gout;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Dược lâm sàng 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản Chương 23. RỐI LOẠN CHỨC NĂNG TUYẾN GIÁP Theo Hoàng Kim Huyền và J.R.B.J. Brouwers Mục tiêu học tập: Sau học chương 23 học viên trình bày được: 1. Triệu chứng, chỉ số xét nghiệm hormon trong chẩn đoán bệnh giáp. 2. Sử dụng thuốc trong điều trị suy giáp và cường giáp. 3. Theo dõi điều trị và tư vấn cho bệnh nhân sử dụng thuốc trong điều trị. I. HOẠT ĐỘNG SINH HỌC CỦA TUYẾN GIÁP Vai trò sinh học của tuyến giáp: Tuyến giáp tiết thyroxin, theo máu tới cơ quan đích phát huy tác dụng. - Kích thích sinh trưởng cơ thể trong tuổi đang lớn. - Tăng trưởng não từ khi còn bào thai tới năm đầu sau sinh. - Tăng chuyển hóa, trao đổi vật chất ở các mô. - Tăng tiêu thụ glucose, phân giải glycogen gan, tăng tiết insulin. - Tham gia sinh tổng hợp ATP cấp năng lượng cho hoạt động sinh học. - Kích thích hoạt động tim làm tăng lưu lượng máu tới mô, tăng HA. - Tăng dẫn truyền thần kinh thông qua hoạt hóa các synap. - Thúc đẩy hoạt động chức năng sinh dục. Cơ chế hoạt động tuyến giáp: - Não điều hành tuyến giáp tạo và tiết thyroxin: Vùng dưới đồi tiết TRF (Thyrotropin Releasing Factor) kích thích tuyến yên tiết TSH (Thyroid Stimulating Hormon); TSH kích thích tuyến giáp hấp thụ iod, iodo hóa tyrosin, chuyển thành thyroxin (T4). - Tự điều hòa (Hiệu ứng Wolff-Chaikoff): Tuyến giáp cũng tự điều tiết hấp thụ iod. Khi nồng độ iod vượt ngưỡng tiếp nhận, tuyến giáp sẽ ngưng tạm thời hấp thụ iod trong tình trạng TSH vẫn lấn át. Tình trạng này kéo dài sẽ có nguy cơ suy giáp/bướu giáp. - Khi thiếu iod, nồng độ iod trong máu luôn thấp, tuyến giáp tăng hoạt động thu gom iod;TSH liên tục kích thích thúc đẩy giáp sản xuất đủ hormon. Tình trạng kéo dài gây nở to tuyến cho hình thái bướu cổ đơn thuần. Bệnh xảy ra ở vùng địa lý nghèo kiệt iod, gọi là “Bướu cổ địa phương”. II. CÁC BỆNH LIÊN QUAN NHƯỢC NĂNG GIÁP 1. ĐỊNH NGHĨA: Nhược năng tuyến giáp (suy giáp) là tình trạng tuyến giáp giảm tiết hormon, nồng độ thyroxin/máu giảm dưới mức cần thiết dẫn tới những tổn thương ở mô và rối loạn chuyển hóa. Dich tễ học: Tỷ lệ suy giáp ở phụ nữ cao hơn nam giới. Suy giáp xảy ra ở mọi độ tuổi, phổ biến từ tuổi > 30. Suy giáp ở phạm vi địa lý ngày càng mở rộng: Miền núi  đồng bằng.  Phạm vi vùng miền sử dụng muối trộn NaI cần được mở rộng. 2. BỆNH SINH VÀ NGUYÊN NHÂN SUY GIÁP a. Suy giáp nguyên phát (nguyên nhân tại tuyến): Có các dạng: 1). Bệnh myxedema (Phù niêm): Chiếm > 90% suy giáp người lớn; thường gặp ở phụ nữ tuổi > 45. Nguyên nhân: Cho rằng cơ thể có kháng thể tự miễn phá hủy giáp. 2). Viêm tuyến giáp tự miễn Hashimoto: Giai đoạn đầu gây cường năng giáp; sau tới giai đoạn suy, teo tuyến. Nguyên nhân: Do rối loạn miễn dịch tại tuyến giáp. 3). Hậu quả điều trị sau nhiễm độc giáp (Thyrotoxicosis): Do cắt bỏ, xạ trị giáp, dùng thuốc kháng giáp. Bảng 23.1. Phân loại các dạng suy giáp và nguyên nhân Dạng suy giáp Nguyên nhân * Suy giáp nguyên phát Bẩm sinh Thiếu enzym sinh TH thyroxin; không rõ ng. nhân Rối loạn miễn dịch - Viêm giáp Hashimoto - Suy giáp sau điều trị basedow; sau sinh. Suy giáp do thuốc - Sau phẫu thuật, xạ trị bằng iod phóng xạ - Dùng thuốc kháng giáp, amiodaron,… Bướu cổ đơn thuần - Thức ăn, nước uống nghèo iod; kém hấp thu I. * Suy giáp thứ phát: - Suy tuyến yên do các nguyên nhân. - Rối loạn chức năng vùng dưới đồi. 4). Suy giáp do dùng thuốc: + Sau dùng thuốc điều trị cường giáp (basedow). + Sau dùng thuốc chứa iod như amiodaron, phong bế Wolff-Chaikoff. + Dùng thuốc chứa lithi (do lithi tương tự iod). Suy giáp có bướu thường xuất hiện sau 5 tháng-2 năm điều trị; phục hồi sau ngừng thuốc kịp thời hoặc bổ sung thyroxin hợp lý. Các nguyên nhân khác: + Thiếu enzym sinh TH hormon giáp; thức ăn có chứa yếu tố kháng giáp. + Thức ăn, nước uống thiếu iod gây bướu cổ địa phương; gọi là bướu cổ đơn thuần vì tuyến giáp vẫn khỏe, nhưng do nguồn cấp iod nghèo nàn dẫn tới thiếu thyroxin. Tuyến yên liên tục tiết TSH thúc tuyến giáp tăng cường hoạt động, tình trạng kéo dài làm nở to giáp. Xét nghiệm: Mức T4/máu bình thường/thấp; mức TSH/máu bình thường/cao. Bướu giáp này lành tính, không có biểu hiện tổn thương giáp. Cùng bản chất thiếu thyroxin, thuốc điều trị giống các dạng suy giáp khác. b. Suy giáp thứ phát: Nguyên nhân: - Suy tuyến yên: U, phẫu thuật, tự teo tuyến yên tự miễn. - Rối loạn chức năng vùng dưới đồi, thiếu TRF tuyến yên hoạt động kém. Suy giáp không bướu: - Đần độn do nhược năng giáp bẩm sinh. - Teo tuyến tự phát hoặc ở gia ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: