Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Chương 1 - Đại cương nêu tổng quát về nghiên cứu về hình thái và cấu trúc, hoạt động, chức năng của các tế bào, cơ quan, hệ thống cơ quan trong mối liên hệ lẫn nhau và với môi trường sống. Miêu tả được mối liên quan giữa các bộ phận trong cơ thể với nhau và giữa các bộ phận trong cơ thể với môi trường. cứu phục vụ cho y học giải phẫu trong nghiên cứu, y học chẩn đoán, điều trị, giải phẫu thể dục mỹ thuật. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Chương 1 - Đại cương
MỞ ĐẦU
Giải phẫu, sinh lý là môn khoa học nghiên cứu về hình thái và cấu trúc,
hoạt động, chức năng của các tế bào, cơ quan, hệ thống cơ quan trong mối
liên hệ lẫn nhau và với môi trường sống. Miêu tả được mối liên quan giữa
các bộ phận trong cơ thể với nhau và giữa các bộ phận trong cơ thể với môi
trường.
1. Định nghĩa, vai trò, phạm vi môn giải phẫu, sinh lý (GPSL).
1.1.Định nghĩa:
Giải phẫu học (GPH): Chuyên nghiên cứu các hình thể và cấu trúc của
cơ thể, mối liên quan giữa các bộ phận trong cơ thể và tương quan của toàn
cơ thể với môi trường.
Sinh lý học (SLH): Chuyên nghiên cứu về hoạt động, chức năng của
các tế bào, cơ quan, hệ thống cơ quan trong mối liên hệ lẫn nhau và với môi
trường sống, đồng thời sinh lý học cũng nghiên cứu về sự điều hòa chức năng
để thích nghi với các điều kiện môi trường hay thay đổi, đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển.
1.2. Vai trò môn giải phẫu, sinh lý (GPSL):
Giải phẫu học là một môn cơ bản, mở đầu và khai sinh ra tất cả
những môn phân hoá và phát triển đã nêu trên của nó. Hình thái học là một
lĩnh vực cơ bản đầu tiên của sinh học và là cơ sở cho lĩnh vực sinh lý học.
Giải phẫu và sinh lý học là 2 môn không thể tách rời nhau được. Hình
thái luôn đi cùng chức năng, hình thái nào thì chức năng đó. Cho nên giải phẫu
chức năng đã trở thành một quan điểm và phương châm cơ bản của nghiên
cứu và mô tả giải phẫu.
1.3. Phạm vi môn học:
1.3.1. Theo mục đích nghiên cứu:
Giải phẫu y học.
Giải phẫu nhân chủng học.
Giải phẫu học mỹ thuật.
Giải phẫu học thể dục thể thao.
Giải phẫu nhân trắc học.
Giải phẫu học so sánh.
1.3.2. Theo mức độ nghiên cứu:
Giải phẫu học đại thể: Nghiên cứu các chi tiết giải phẫu nhìn thấy
được bằng mắt thường , hoặc bằng kính lúp.
Giải phẫu học vi thể: Nghiên cứu cấu trúc cơ thể ở mức độ vi thể ,
của tế bào bằng kính hiển vi quang học, ngày nay tách phần nầy thành một
môn học riêng , đó là mô học.
Giải phẫu học siêu vi và phân tử: Nhờ sự phát triển ra kính hiển vi
điện tử , nên có thể phát hiện được khoảng cách của 2 vật tới 1 hoặc 2
angstrong , đưa việc nghiên cứu hình thái ở mức độ phân tử.
1.3.3. Theo phương pháp nghiên cứu:
Giải phẫu học chức năng: Hình thái và chức năng là 2 mặt thống nhất
của 1 bộ phận , chức năng nào có cấu tạo ấy và ngược lại, cấu tạo ra sao sẽ
làm được chức năng như vậy.
Giải phẫu học phát triển: Nghiên cứu sự thay đổi của các hình thái ở
các giai đoạn phát triển khác nhau, từ khi là 1 trứng thụ tinh cho tới khi già và
chết.
Giải phẫu học hệ thống: Trình bày cơ thể theo từng hệ thống các cơ
quan làm chung 1 chức năng nhất định.
Giải phẫu từng vùng: Nghiên cứu hệ thống từng vùng của cơ thể ,
như: chi trên, chi dưới, đầu mặt cổ, ngực bụng . Phương pháp nầy giúp sinh
viên thấy được mối liên quan của các thành phần trong từng vùng của cơ thể
hơn là phương pháp hệ thống.
Giải phẫu học định khu: Cũng gần giống như giải phẫu học từng
vùng, nhưng chú ý nhiều hơn đến liên quan của các thành phần trong từng lớp
từ nông vào sâu, đây chính là giải phẫu phục vụ cho ngoại khoa.
Giải phẫu học bề mặt: Nghiên cứu chủ yếu hình thể lồi lõm ở bề
mặt mọi tư thế của cơ thể.
Giải phẫu học X quang: Bao gồm cả giải phẫu nội soi và giải phẫu
nhấp nháy bằng phóng xạ cắt lớp , hoặc hình ảnh cộng hưởng từ hoặc siêu
âm, những hình ảnh nầy đều khác với hình ảnh giải phẫu nhìn bằng mắt
thường.
2. Danh pháp, đặt tên, phương pháp học giải phẫu:
2.1.Danh pháp: Chiếm 2/3 danh pháp y học, Cuối thế kỷ XIX có 50.000
từ giải phẫu để chỉ 5.000 chi tiết (mỗi chi tiết mang 10 tên). 1955: Đại hội
các nhà giải phẫu thế giới lân 6 họp tại Paris, đưa ra 1 bảng danh pháp lấy tên
là P.N.A ( Paris Nomina Anatomica) làm cơ sở thống nhất danh từ giải phẫu
mà tất cả các nước áp dụng cho tới ngày nay. Ở Việt nam năm 1983, Giáo sư
Nguyễn Quang Quyền dựa theo bảng danh pháp Quốc tế P.N.A ,biên soạn
quyển danh từ Giải phẫu học 4 thứ tiếng: La tinh, Anh, Pháp, Việt .
2.2.Đặt tên:
Lấy tên các vật có trong tự nhiên để đặt cho các chi tiết giải phẫu
giống các vật tự nhiên ấy: Xương thuyền, xương ghe, xương bướm, cây phế
quản…….
Đặt tên theo các dạng hình học: Tam giác cánh tay tam đầu, tứ giác
cánh tay, ống cánh tay, tam giác đùi…..
Đặt tên theo chức năng: Cơ dạng, cơ khép, cơ sấp, cơ ngữa, cơ gấp,
cơ duỗi, cơ quay….
Theo nguyên tắc nông sâu: Cơ gấp chung các ngón nông, cơ gấp sâu,
thần kinh quay nông, thần kinh quay sâu…
Theo vị trí tương quan với 3 mặt phẳng trong không gian:
+ Mặt phẳng đứng dọc: Phân chia cơ thể làm 2 nửa (nửa phải và nửa
trái) , phần nào nằm gần mặt phẳng dọc giữa g ...