Danh mục

Bài giảng Giáo dục học 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 125      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo dục học 2 là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông, giúp sinh viên có được hệ thống tri thức, kĩ năng cần thiết để tiến hành tốt các hoạt động dạy học và giáo dục trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình. Bài giảng được trình bày một cách hệ thống, ngắn gọn, rõ ràng các nội dung cơ bản về quá trình dạy học và giáo dục ở trường trung học phổ thông; sau mỗi chương có câu hỏi ôn tập, thảo luận, thực hành…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Giáo dục học 2 - ĐH Phạm Văn ĐồngUBND TỈNH QUẢNG NGÃITRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNGBÀI GIẢNG(HỆ ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN THPT)BIÊN SOẠN: NGÔ THỊ KIM NGỌC(LƯU HÀNH NỘI BỘ)Quảng Ngãi, Năm 20170LỜI NÓI ĐẦUGiáo dục học 2 là môn học cơ bản trong chương trình đào tạo giáo viên trung họcphổ thông, giúp sinh viên có được hệ thống tri thức, kĩ năng cần thiết để tiến hành tốtcác hoạt động dạy học và giáo dục trong lĩnh vực nghề nghiệp của mình.Tiếp nối bài giảng Giáo dục học 1, chúng tôi biên soạn bài giảng Giáo dục 2 gồmhai phần:Phần 1. Lí luận dạy học, trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về quátrình dạy học; các nguyên tắc dạy học; về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chứcquá trình dạy học trong nhà trường trung học phổ thông.Phần 2. Lí luận giáo dục, là hệ thống lí luận về tổ chức quá trình giáo dục (theonghĩa hẹp) bao gồm những vấn đề cơ bản như: Bản chất, đặc điểm, qui luật của quátrình giáo dục; Nguyên tắc, phương pháp và nội dung giáo dục cho học sinh trung họcphổ thông.Chúng tôi biên soạn trên cơ sở kế thừa chương trình Giáo dục học do Bộ Giáodục và Đào tạo ban hành; đồng thời cập nhật và điều chỉnh cho phù hợp với xu thế pháttriển của thời đại, đáp ứng phần nào yêu cầu của thực tiễn giáo dục các trường trunghọc phổ thông và nhu cầu học tập của các bạn sinh viên sư phạm.Bài giảng được trình bày một cách hệ thống, ngắn gọn, rõ ràng các nội dung cơbản về quá trình dạy học và giáo dục ở trường trung học phổ thông; sau mỗi chương cócâu hỏi ôn tập, thảo luận, thực hành… nhằm hỗ trợ sinh viên nắm bắt tri thức và luyệntập kĩ năng thực hành.Trong quá trình biên soạn, mặc dù chúng tôi đã cố gắng, song không thể tránhkhỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quí thầy cô và anh chị em sinh viên.1PHẦN I. LÍ LUẬN DẠY HỌCCHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC1.1. Khái niệm về quá trình dạy họcDạy học là bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là con đường quan trọng nhấtđể thực hiện mục đích giáo dục toàn diện nhân cách cho thế hệ trẻ, đồng thời là phươngthức để đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.Nói đến dạy học là nói đến hoạt động dạy và hoạt động học của thầy và trò trongnhà trường, với mục tiêu là giúp học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học, hìnhthành hệ thống kĩ năng, kĩ xảo và thái độ tích cực đối với học tập và cuộc sống.Theo quan niệm trước đậy, dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên, nhiệmvụ chủ yếu là truyền đạt kiến thức cho học sinh, học sinh thụ động tiếp thu, ghi nhớ vàtái hiện; nhà trường chỉ chú ý đến hoạt động của giáo viên, đến phương pháp truyền đạtkiến thức một chiều mà ít quan tâm đến hoạt động học tập của học sinh. Ngày nay,dưới ánh sáng của Lí luận dạy học và Tâm lí học sư phạm hiện đại, quan niệm dạy họclà quá trình hoạt động tương tác giữa hai chủ thể: giáo viên (chủ thể của hoạt động dạy)và học sinh (chủ thể của hoạt động học). Hai hoạt động này phối hợp chặt chẽ vớinhau, kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia và ngược lại.- Hoạt động dạy của giáo viên: Giáo viên là chủ thể, đóng vai trò là người lãnhđạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của học sinh nhằm giúp họcsinh tìm tòi, khám phá tri thức, qua đó thực hiện hiệu quả chức năng học của bản thân.Sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của giáo viên thể hiện ở chỗ:+ Đề ra mục tiêu, yêu cầu nhận thức - học tập cho học sinh.+ Xây dựng kế hoạch hoạt động của mình và dự tính hoạt động tương ứng củahọc sinh.+ Tổ chức thực hiện hoạt động dạy của mình với hoạt động nhận thức – học tậptương ứng của học sinh.2+ Kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của học sinh.+ Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, qua đó có biện phápđiều chỉnh, sửa chữa kịp thời những sai sót của học sinh cũng như trong công tác giảngdạy của mình.- Hoạt động học của học sinh: Học sinh là đối tượng của hoạt động dạy, đồng thờilà chủ thể hoạt động tích cực, sáng tạo nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, pháttriển trí tuệ, năng lực nhận thức, phát triển nhân cách. Tính tích cực, chủ động nhậnthức – học tập của học sinh thể hiện ở các mặt:+ Tiếp nhận nhiệm vụ, kế hoạch học tập do giáo viên đề ra.+ Tự lập kế hoạch hoặc cụ thể hóa các nhiệm vụ học tập của mình.+ Tiến hành thực hiện các hành động, thao tác nhận thức – học tập nhằm giảiquyết những nhiệm vụ học tập đã đặt ra.+ Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức – học tập của mình dưới tác động kiểm tra,đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của bản thân.+ Phân tích kết quả nhận thức – học tập dưới tác động của giáo viên, qua đó cảitiến hoạt động học tập của bản thân.- Hoạt động dạy và hoạt động học luôn thống nhất biện chứng, gắn bó hữu cơ, bổsung, hỗ trợ nhau cùng phát triển để đạt đến mục tiêu dạy học, thiếu một trong hai hoạtđộng đó thì quá trình dạy học không diễn ra. Như vậy, quá trình dạy học là quá trình hoạt động thống nhất biện chứng giữagiáo viên và học sinh, trong đó dưới sự lãnh đạo, tổ chức và điều khiển c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: