Danh mục

Bài giảng Hán nôm II - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.50 MB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Hán nôm II cung cấp cho người học những kiến thức như: Hán văn Việt Nam; Lý thuyết về chữ Nôm; Phân tích văn bản chữ Nôm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Hán nôm II - ĐH Phạm Văn Đồng TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƢ PHẠM XÃ HỘI NỘI DUNG BÀI GIẢNG HÁN NÔM IIChương trình Đại học ngành Sư phạm Ngữ vănNgười biên soạn: NGUYỄN THỊ MỸ THUẬN QUẢNG NGÃI, NĂM 2021 TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƢ PHẠM XÃ HỘI NỘI DUNG BÀI GIẢNG HÁN NÔM IIChương trình Đại học ngành Sư phạm Ngữ vănNgười biên soạn: NGUYỄN THỊ MỸ THUẬN QUẢNG NGÃI, NĂM 2021 CHƢƠNG 1. HÁN VĂN VIỆT NAM Bài 1. NAM QUỐC SƠN HÀ1. Chính văn 南國山河 南國山河南帝居, 截然定分在天書。 如何逆虜來侵犮, 汝等行看取敗虛。 (李常傑 (?))Phiên âm NAM QUỐC SƠN HÀ Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. (LÝ THƯỜNG KIỆT(?))Dịch nghĩa NÚI SÔNG NƢỚC NAM Núi sông nước Nam, vua nước Nam ở, Cương giới đã phân biệt rạch ròi trong sách trời. Cớ sao lũ giặc bạo ngược dám đến xâm phạm, Chúng bây rồi xem, sẽ chuốc lấy thất bại hoàn toàn. 1 (LÝ THƢỜNG KIỆT (?))2. Giới thiệu chung Lý Thường Kiệt 李常傑 (1019 – 1105) tên thật là Ngô Tuấn 吳俊, tự làThường Kiệt 常傑. Vì ông có công lớn nên được các vua Lý ban cho quốc tính nêncó tên là Lý Thường Kiệt. Lý Thường Kiệt là người tinh thông thao lược, có tài văn chương, từng giữchức Thái Úy, là quan trọng thần phục vụ qua các đời vua Thái Tông, Thánh Tông,Nhân Tông của triều Lý. Ông là người có công lớn trong việc kiến thiết đất nước vàbảo vệ độc lập dân tộc như đánh Tống, bình Chiêm, được các vua triều Lý tin dùng,nhân dân kính phục. Bài thơ Nam quốc sơn hà còn có tên khác là Thần thi, nhan đề Nam quốc sơnhà là do nhóm biên soạn Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập 2, Nxb Văn học in năm1976 đặt ra. Theo ghi chép của nhiều sách sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việtthông sử thì bài thơ này là của Lý Thường Kiệt. Bài thơ xuất hiện trong thời gian Lý Thường Kiệt chỉ huy quân dân Đại Việtđánh tan mấy chục vạn quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1077 trướcphòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu). Đây là một bài hịch có ý nghĩa quan trọngnhư một bản tuyên ngôn của một dân tộc với lời thơ đanh thép, ý thơ hào hùng, có tácdụng to lớn trong việc động viên, khích lệ tướng sĩ lúc bấy giờ.3. Từ vựng1. 帝 đế (bộ 巾 cân): gọi tắt từ Hoàng đế, ngôi vị tối cao trong hàng ngũ của vua. Đếđứng trên Vương (Vương chỉ là vua nước chư hầu). Gọi Nam đế là có ý đối lập vớiBắc đế, khẳng định chủ quyền của dân tộc: có vua riêng, có lãnh thổ riêng, độc lậpngang hàng với phương Bắc2. 截 tiệt (bộ 戈 qua): cắt đứt Tiệt nhiên: phân biệt rõ ràng, chia cắt rạch ròi3. 分 phận (bộ 刀 đao): phần, chức phận, danh phận. 2 Phân: chia; phân (1 phần 10 tấc); phút. 定分 định phận: xác định rõ ràng cương vực, vị trí.4. 書 thư (bộ 曰 viết): sách, thư tín, chữ Từ đồng âm 姐: chị, cô (chỉ người phụ nữ còn trẻ); 舒: dãn ra, duỗi ra; thíchthú, thư thái, thảnh thơi.5. 逆 nghịch (bộ 辶 sước): trái, can phạm, rối loạn6. 虜 lỗ (bộ 虍 hô): giặc, tù binh, tiếng mắng nhiếc 逆虜 nghịch lỗ: bọn giặc phản nghịch, lũ giặc bạo ngược7. 侵 xâm (bộ 亻 nhân): lấn chiếm8. 犮 phạm (bộ 犭 khuyển): phạm vào, xâm phạm, có tội. Từ đồng âm 范: khuôn đúc, khuôn mẫu, họ Phạm9. 汝 nhữ (bộ 氵 thủy): sông Nhữ; mày. 汝等 nhữ đẳng: chúng mày, chúng bay10. 行 hành (bộ 行 hành): đi, làm, sẽ11. 看 khan, khán (bộ 目 mục): nhìn, xem12. 取 thủ (bộ 又 hựu): lấy, chuốc lấy, nhận lấy13. 敗 bại (bộ 攵 phốc): hư, hỏng, thua14. 虛 hư (bộ 虍 hô): trống rỗng, thất bại hoàn toàn; vơi, thiếu 315. 傑 Kiệt (bộ 亻 nhân): hay, giỏi BÀI TẬP 1. Viết các chữ sau theo quy tắc bút thuận: 截, 逆, 虜, 虛. 2. Học thuộc chữ Hán, phiên âm, dịch nghĩa bài Nam quốc sơn hà. 4 Bài 2. CÁO TẬT THỊ CHÚNG1. Chính văn 告疾示眾 春去百花落, 春 到 百 花 開。 事逐眼前過, 老 從 頭 上 來。 莫 謂 春 殘 花 落 盡, 庭 前 昨 夜 一 枝 梅。 (滿 覺 禪 師)Phiên âm CÁO TẬT THỊ CHÚNG Xuân khứ bách hoa lạc, ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: