Danh mục

Bài giảng Hóa học công nghệ - môi trường 2 - ĐH Phạm Văn Đồng

Số trang: 86      Loại file: pdf      Dung lượng: 545.63 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 21,000 VND Tải xuống file đầy đủ (86 trang) 0
Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc học tập học phần Hóa học công nghệ - môi trường bài giảng này gồm các mục tiêu chính như: Bám sát chương trình đề cương chi tiết học phần Hóa học công nghệ - môi trường 2 của hệ Cao đẳng sư phạm đã được bộ môn phát hành. Nội dung chính xác, rõ ràng được chọn lọc từ nhiều giáo trình phù hợp với trình độ của sinh viên Cao đẳng sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Hóa học công nghệ - môi trường 2 - ĐH Phạm Văn Đồng ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỜNG ĐH PHẠM VĂN ĐỒNG -------------------GV: LÊ THỊ NHƯ QUỲNH BÀI GIẢNG HOÁ HỌC CÔNG NGHỆ - MÔI TRƯỜNG 2 Quảng Ngãi, 12/2015. 1 LỜI MỞ ĐẦU Nhằm giúp sinh viên thuận lợi hơn trong việc học tập học phần Hóa học công nghệ - môi trường 2 theo học chế tín chỉ tôi soạn bài giảng này với các mục tiêu sau: - Bám sát chương trình đề cương chi tiết học phần Hóa học công nghệ - môi trường 2 của hệ Cao đẳng sư phạm đã được bộ môn phát hành. - Nội dung chính xác, rõ ràng được chọn lọc từ nhiều giáo trình phù hợp với trình độ của sinh viên Cao đẳng sư phạm. Tuy nhiên với phạm vi là một bài giảng nên tôi chỉ trình bày những phần nội dung cốt lõi, không thể đầy đủ hết những phần đọc thêm, mở rộng kiến thức nên khi nghiên cứu bài giảng này sinh viên nên kết hợp với giáo trình và các tài liệu khác để mở rộng hơn kiến thức cho mình. Ngoài sinh viên Cao đẳng sư phạm Hóa học thì sinh viên thuộc các ngành học, bậc học khác cũng có thể dùng bài giảng này làm tài liệu nghiên cứu trong việc học tập của mình. Sẽ không tránh khỏi sự thiếu sót trong quá trình soạn bài giảng này nên tôi rất mong sự quan tâm góp ý của bạn đọc và các em sinh viên để bài giảng được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa, bộ môn Hóa – khoa Cơ bản đã tạo điều kiện cho tôi đưa bài giảng này lên website của trường. Tác giả 1 Chương 1. ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC MÔI TRƯỜNG 1.1. Chiến lược toàn cầu về bảo vệ môi trường Hiện nay vấn đề môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Đặc biệt từ sau hội nghị của Liên hiệp quốc về môi trường và con người ở Stockholm vào năm 1972 và khi tổ chức Môi trường quốc tế đã công bố chiến lược bảo vệ môi trường toàn cầu (1980). Chiến lược này đã nhấn mạnh: “bảo vệ không đối lập với phát triển, bảo vệ bao gồm bảo tồn và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm mục đích làm cho con người có cuộc sống hạnh phúc không chỉ cho thế hệ hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau. Chiến lược bảo vệ toàn cầu khẳng định loài người tồn tại như một bộ phận của thiên nhiên. Loài người sẽ không tồn tại hay không có tương lai nếu thiên nhiên không được bảo vệ. Mặt khác thiên nhiên sẽ không được bảo vệ nếu không được phát triển để giảm bớt nghèo nàn và bất hạnh của hàng trăm triệu con người nghèo khổ đang sống trên trái đất [1]. Muốn “phát triển” thì phải “bảo vệ” và “bảo vệ” để “phát triển”, đó là đặc tính phụ thuộc lẫn nhau giữa phát triển và bảo vệ và được gọi bằng thuật ngữ “sự phát triển bền vững ”. Chiến lược bảo vệ toàn cầu nhấn mạnh 3 mục tiêu: - Phải duy trì các quá trình sinh thái quan trọng của các hệ đảm bảo sự sống. - Phải bảo tồn tính đa dạng di truyền. - Phải sử dụng bền vững bất kỳ 1 loài hay 1 hệ sinh thái nào. Vào những năm của thập kỷ 80, tính cần thiết cấp bách và phức tạp của những vấn đề về môi trường ngày càng rõ rệt và đòi hỏi phải có những hành động cụ thể. Do đó chiến lược “Cứu lấy trái đất” ra đời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, đồng thời bảo tồn tính đa dạng và sự sống trên trái đất. Chiến lược “Cứu lấy trái đất ” đề ra một chiến lược đầy đủ, rõ ràng và rộng rãi trên toàn thế giới nhằm mục đích tạo ra những thay đổi trong cách sống hiện nay để xây dựng một xã hội loài người bền vững [1]. Các nguyên tắc của chiến lược “Cứu lấy trái đất”: 2 - Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng: nói lên trách nhiệm phải quan tâm đến người khác và các hình thức khác của sự sống trong hiện tại và tương lai. Đây là nguyên tắc thuộc về đạo đức. Nguyên tắc này đề ra sự phát triển của nước này không được làm thiệt hại đến quyền lợi của nước khác và của thế hệ mai sau, đây là nguyên tắc quan trọng nhất của chiến lược. - Cải thiện chất lượng cuộc sống con người: mục đích của sự phát triển là cải thiện chất lượng cuộc sống con người. Mỗi dân tộc có những mục tiêu phát triển khác nhau nhưng cuối cùng là xây dựng một cuộc sống lành mạnh, có nền giáo dục tốt, có đủ tài nguyên cho cuộc sống vừa phải, có quyền tự do về chính trị, được đảm bảo an toàn và không có bạo lực. - Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất: sự phát triển trên cơ sở bảo vệ, đòi hỏi phải có những hành động thận trọng để bảo vệ được cấu trúc, chức năng và tính đa dạng của các hệ thống thiên nhiên trái đất mà loài người hoàn toàn lệ thuộc vào nó. Điều này đòi hỏi chúng ta phải: + Bảo vệ hệ thống nuôi dưỡng sự sống. Hệ thống này là những quá trình sinh thái nuôi dưỡng và bảo tồn sự sống. Nó điều chỉnh khí hậu, nước và không khí trong lành, điều hoà dòng chảy, chu chuyển các yếu tố cơ bản, kiến tạo và cải tạo đất trồng và làm cho các hệ sinh thái luôn hồi phục. + Bảo vệ tính đa dạng sinh học không những của các loài động vật, thực vật cũng như các tổ chức sống khác mà còn có cả vốn gien di truyền có trong mỗi loài và các dạng hệ sinh thái khác nhau. + Bảo đảm chắc chắn việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên như tái tạo đất, động vật hoang dã, động vật nu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: