Danh mục

Bài giảng Kế hoạch sản xuất nông trại

Số trang: 37      Loại file: ppt      Dung lượng: 879.50 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ chi phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kế hoạch sản xuất nông trại trình bày về hệ thống kế hoạch nông trại; dự toán ngân sách sản xuất; xây dựng kế hoạch sản xuất toàn nông trại; hoạch toán sản xuất; tổ chức tiêu thụ sản phẩm; đánh giá nông trại. Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về những nội dung này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế hoạch sản xuất nông trại Kế Hoạch Sản Xuất Nông Trại 1. Hệ thống kế hoạch nông trại 1. Khái niệm và ý nghĩa  Kế hoạch nông trại là tập hợp các hoạt động dự kiến sẽ thực hiện trong khoảng thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra.  Kế hoạch trong nông trại là điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện có hiệu quả phương hướng sản xuất kinh doanh của nông trại, là công cụ quan trọng giúp cho chủ nông trại lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học.  Kế hoạch giúp cho các nông trại trại tập khai thác mọi khả năng tiềm tàng của mình để nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả kinh doanh, giảm rủi ro, khả thích ứng nhanh với thay đổi bất thường  Giúp nông trại có cơ sở để kiểm tra các hoạt động của mình, xác định điểm mạnh, điểm yếu  có giải pháp ứng phó thích hợp. 1.2 Hệ thống kế hoạch của nông trại  Kế hoạch trang trại làm ba loại:  Qui hoạch tổng thể hay kế hoạch dài hạn (trên 5 năm),  Kế hoạch trung hạn (3 năm, 5 năm) và  Kế hoạch ngắn hạn như kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch thời vụ, quí, tháng, ... 1.2.1 Qui hoạch tổng thể  Qui hoạch tổng thể: Mục tiêu, phương hướng, qui mô và chiến lược SX - KD của nông trại trong một thời gian dài.  Qui hoạch được tiến hành trong trường hợp nông trại mới thành lập hay mở rộng, thu hẹp qui mô sản xuất. Nội dung của qui hoạch tổng thể bao gồm : + Xây dựng mục tiêu tổng quát dài hạn đến năm định hình nông trại. + Xác định qui mô của trang trại về diện tích đất đai của trang trại, qui mô và cơ cấu sản xuất. + Bố trí hệ thống công trình xây dựng cơ bản. + Bố trí sắp xếp lao động và đào tạo lao động. + Xác định nhu cầu vốn, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, áp dụng công nghệ sản xuất. + Xác định hiệu quả của phương án tổ chức xây dựng nông trại. 1.2.2 Kế hoạch trung hạn • Nhằm cụ thể hóa, triển khai thực hiện qui hoạch tổng thể, bao gồm một số kế hoạch sau đây: + Kế hoạch phát triển các hợp phần (trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, dịch vụ): Chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất chủ yếu, chất lượng phải đạt, thời gian hoàn thành + Kế hoạch xây dựng cơ bản + Kế hoạch sử dụng đất đai + Kế hoạch trang bị và sử dụng tư liệu sản xuất : Kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị vật tư kỹ thuật và kế hoạch sử dụng + Kế hoạch lao động 1.2.3 Kế hoạch ngắn hạn  Kế hoạch ngắn hạn: kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm (xác định các chỉ tiêu, hoạt động cụ thể và các biện pháp thực hiện trong một năm và là kế hoạch cụ thể hóa kế) hoạch dài hạn. Nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm: • Cụ thể hóa mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch trung hạn theo từng cấp độ thời gian để từng bước thực hiện có kết quả các mục tiêu nhiệm vụ dài hạn. • Xác định các hoạt động cụ thể và biện pháp thực hiện • Phát hiện những tiềm năng, lợi thế mới • Điều chỉnh những điểm bất hợp lý của kế hoạch dài hạn  Kế hoạch thời vụ trồng trọt : xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ, công việc cần phải làm trong từng vụ, từng mùa nhất định.  Kế hoạch quí, tháng của hoạt động chăn nuôi và các hoạt động chế biến • Kế hoạch phân công lao động 2. Dự toán ngân sách sản xuất 2.1 Khái niệm  Phương án sản xuất là tập hợp các cách phối hợp và sử dụng các yếu tố sản xuất (đầu vào) để sản xuất ra những sản phẩm nhất định (đầu ra).  Dự toán ngân sách phương án là việc xây dựng và xem xét các khía cạnh tài chính của một phương án trước khi quyết định thực hiện phương án đó. Ngân sách của phương án là tập hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận của một phương án sản xuất. 2. Dự toán ngân sách sản xuất  Mục đích của dự toán ngân sách phương án là dự tính chi phí, thu nhập và lợi nhuận của một phương án sản xuất kinh doanh.  Đối với một nguồn lực nhất định có nhiều phương sử dụng khác nhau. Dự toán ngân sách phương án cho phép nhà quản trị nhận dạng ra phương án sản xuất tạo ra nhiều lợi nhuận và khả thi để đưa vào kế hoạch cho toàn nông trại.  Dự toán ngân sách phương án cung cấp thông tin và dữ liệu cho nhà quản trị trong quá trình ra quyết định. Nó được sử dụng để điều chỉnh từng năm trong kế hoạch nông trại nhằm đối phó với những thay đổi ngắn hạn của giá cả và sản lượng. 2.2 Lập dự toán ngân sách phương án 2.2.1 Xác định các yếu tố đầu vào của phương án  Loại đầu vào gì : đất đai, phân bón, lao động, hạt giống, máy móc, ...  Mức (số lượng) đầu vào sử dụng : Mỗi loại phân bón, lượng sử dụng là bao nhiêu ? Lượng giống được sử dụng ? ...... 2.2.2 Xác định chi phí sản xuất Chi phí biến đổi (chi phí hoạt động): chi phí nguyên vật liệu sản xuất, chí phí bảo trì, sửa chữa máy móc, tiền lãi vay ngân hàng, chi phí lao động (lao động thuê mướn và lao động gia đình). Chi phí cố định: Chi phí mua sắm các yếu tố đầu vào cố định (sở hữu) bao gồm chi phí khấu hao máy móc và cơ sở vật chất khác, tiền lãi vốn vay để mua tài sản cố định, thuế tài nguyên (đất), ..... Tổng chi phí của phương án bằng tổng chi phí biến đổi cộng tổng chi phí cố định. 2.2 Lập dự toán ngân sách phương án 2.2.3 Ước tính doanh thu phương án  Doanh thu bao gồm cả doanh thu tiền mặt và doanh thu không bằng tiền mặt. Một phương án sản xuất có thể cho ra nhiều loại sản phẩm, trong đó có sản phẩm cho doanh thu bằng tiền mặt, có sản phẩm cho doanh thu không phải tiền mặt. Ví dụ: Phương án trồng lạc cho hạt là nguồn doanh thu bằng tiền mặt, và thân lạc được sử dụng làm phân bón hoặc làm thức ăn cho gia súc là nguồn doanh thu không bằng tiền mặt.  Sử dụng giá thị trường để định giá nguồn thu bằng tiền mặt. Đối với nguồn thu không bằng tiền mặt, sử dụng khái niệm chi phí cơ hội hoặc giá trị thay thể để định giá nguồn thu.  Để ước tính chính xác doanh thu của phương án, cần phải ước tính chính xác sản lượng của sản phẩm và giá cả. 2.2 Lập dự toán ngân sách phương án 2.2.4 Ước tính lợi nhuận của phương án  Lợi nhuận của phương án tính bằng cách lấy tổng ...

Tài liệu được xem nhiều: