Danh mục

Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Chương 6 - ĐH Mở TP. HCM (2016)

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 117.86 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 19,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng "Kế toán doanh nghiệp - Chương 6: Kế toán vốn chủ sở hữu" trình bày các nội dung: Một số khái niệm, ghi nhận, đánh giá vốn chủ sở hữu, ứng dụng trên hệ thống tài khoản kế toán, trình bày thông tin trên BCTC, ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kế toán doanh nghiệp: Chương 6 - ĐH Mở TP. HCM (2016) 2016 1 KẾ TOÁN VỐN CHỦ SỞ HỮU Khoa Kế toán – Kiểm toán Đại học Mở TPHCM 2 Mục đích • Học xong chương này, người học có thể: • Giải thích được sự khác nhau về nguồn vốn hoạt động của các loại hình doanh nghiệp • Nắm được các yếu tố cấu thành nên vốn chủ sở hữu và phạm vi sử dụng nguồn vốn • Vận dụng hệ thống tài khoản để ghi chép được các nghiệp vụ tăng giảm vốn chủ sở hữu • Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính 3 Nội dung • Một số khái niệm, ghi nhận, đánh giá vốn chủ sở hữu • Ứng dụng trên hệ thống tài khoản kế toán • Trình bày thông tin trên BCTC • Ý nghĩa thông tin qua các tỷ số tài chính 1 2016 4 Nội dung 1 Khái niệm, ghi nhận, đánh giá vốn chủ sở hữu 5 Khái niệm vốn chủ sở hữu • Vốn chủ sở hữu là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa giá trị tài sản của doanh nghiệp trừ nợ phải trả. 6 Phương trình kế toán Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu 2 2016 7 Các bộ phận cấu thành vốn chủ sở hữu GỒM 3 PHẦN CHÍNH • Vốn góp của chủ sở hữu • Lợi nhuận chưa phân phối và các khoản dự trữ • Các khoản điều chỉnh trực tiếp vào vốn chủ sở hữu 8 Phương trình kế toán Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Tài sản Nợ phải trả Góp vốn/Rút vốn Vốn góp của CSH Kết quả KD+ Phân phối lãi LNCPP + Dự trữ Điều chỉnh trực tiếp Vốn chủ sở hữu Điều chỉnh TT 9 VỐN GÓP CỦA CHỦ SỞ HỮU • Vốn đầu tư của chủ sở hữu: chủ doanh nghiệp, vốn cổ phần, vốn của nhà nước cấp, vốn góp của các thành viên. Đối với công ty cổ phần là giá trị cổ phần đã phát hành theo mệnh giá. • Thặng dư vốn cổ phần: là chênh lệch giữa mệnh giá của cổ phiếu với giá của cổ phiếu lúc phát hành (chỉ áp dụng cho công ty cổ phần) • Cổ phiếu quỹ: Giá trị cổ phiếu của chính doanh nghiệp mua vào, chưa tái phát hành hoặc hủy đi (chỉ áp dụng cho công ty cổ phần) 3 2016 10 LN CHƯA PHÂN PHỐI VÀ CÁC KHOẢN DỰ TRỮ • Lợi nhuận chưa phân phối: Là lợi nhuận chưa chia cho các chủ sở hữu hoặc chưa trích lập các quỹ. • Các quỹ dự trữ: Quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển: Được phân phối từ lợi nhuận sau thuế TNDN 11 CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH TRỰC TIẾP • Chênh lệch tỷ giá: Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng của DN trước hoạt động; và chênh lệch phát sinh do chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài hợp nhất với DN ở trong nước. • Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của TS với giá trị được đánh giá lại khi có quyết định của Nhà nước,… • Thực chất là các khoản làm tăng/giảm VCSH ngoài việc góp vốn/trả vốn/chia lời hay từ kết quả kinh doanh. 12 GHI NHẬN VÀ ĐÁNH GIÁ VỐN CHỦ SỞ HỮU 4 2016 13 VỐN ĐẦU TƯ CỦA CHỦ SỞ HỮU • DNNN: Vốn ngân sách cấp hoặc vốn bổ sung trong quá trình hoạt động của công ty • DN Tư nhân: Chủ doanh nghiệp bỏ vốn • Cty hợp danh và công ty TNHH: Các thành viên góp vốn và bổ sung từ LN sau thuế • Cty cổ phần: Vốn góp của các cổ đông hoặc bổ sung từ LN sau thuế theo Nghị quyết của HĐCĐ 14 VỐN ĐẦU TƯ CỦA CHỦ SỞ HỮU • Vốn góp bằng ngoại tệ: • Qui đổi ra VND theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày góp vốn • Không đánh giá lại theo sự thay đổi của tỷ giá. • Vốn góp bằng tài sản: • Xác định giá trị hợp lý của tài sản thông qua định giá • Đối với công ty cổ phần • Ghi nhận theo mệnh giá 15 THẶNG DƯ VỐN CỔ PHẦN • Là tổng số tiền hoặc tương đương tiền thu được lớn hơn hay nhỏ hơn mệnh giá của cổ phần khi phát hành hoặc chênh lệch giữa số tiền thu được so với giá mua khi tái phát hành cổ phiếu quỹ. • Chi phí phát hành cổ phần được tính trừ vào thặng dư vốn cổ phần. 5

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: